Thứ Sáu, 2 tháng 4, 2010

CHỌN LUẬT ĐỂ ĐIỀU CHỈNH THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

TS. ĐỖ VĂN ĐẠI - GV Khoa luật Trường đại học AixMarseille III (Trung tâm Aixen Provence) Cộng hoà Pháp

Chọn luật nào để điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam? Trong số các phương án được đưa ra và phân tích trong bài viết, theo tác giả, giải pháp hợp lý nhất là phân biệt di sản thànhđộng sản và bấtđộng sản. Hai loại di sản này được điều chỉnh như sau: thừa kế về bất động sản theo pháp luật của nước nơi có tài sản; thừa kế về động sản theo pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch, hoặc của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng, hoặc pháp luật của Toà án

Trước ngày Bộ luật Dân sự Việt Nam có hiệu lực, vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài ở nước ta được đề cập trong một số văn bản nhưng cũng mới trên nguyên tắc chung nhất, còn thiếu những quy định chi tiết, đặc biệt là các quy phạm giải quyết xung đột pháp luật. Từ ngày Bộ luật Dân sự có hiệu lực, một loạt quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bởi các quy phạm xung đột nhưng chế định thừa kế còn "để trống".

Phương hướng chọn luật

Thứ nhất, trong tư pháp quốc tế, khi chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, chúng ta sẽ họn hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với loại quan hệ cần giải quyết. Cụ thể ở đây là hệ thống pháp luật có quan hệ gắn bó với những vấn đề của thừa kế theo pháp luật. Thông thường, việc định hình hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với loại quan hệ cần điều chỉnh khá dễ dàng, ví dụ: pháp luật có quan hệ mật thiết với tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng thường là pháp luật nơi thực hiện hợp đồng1.

Tuy vậy, trong lĩnh vực mà chúng ta đang đề cập, việc định hình hệ thống pháp luật có quan hệ mật thiết với những vấn đề của thừa kế theo pháp luật lại khá phức tạp vì những vấn đề này có thể liên quan đến một vài hệ thống pháp luật khác nhau. Khi chọn hệ thống pháp luật để điều chỉnh, chúng ta không nên bỏ qua ba yếu tố sau của quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài:

Do có sự chuyển dịch quyền sở hữu tàisản của người để lại thừa kế cho người còn sống, quan hệ thừa kế là một quan hệ tài sản và do đó có quan hệ với pháp luật nơi có tài sản. Do có sự chuyển dịch quyền sở hữu tài sản của người để lại thừa kế cho người còn sống trên cơ sở huyết thống, quan hệ thừa kế là một quan hệ nhân thân và do đó có quan hệ với pháp luật nhân thân của người để lại thừa kế.

Khi chết, người để lại thừa kế có thể cha chấm dứt các quan hệ dân sự thiết lập với các đối tác khác (người thứ ba), nhất là quan hệ dân sự hợp đồng và quan hệ dân sự ngoài hợp đồng, do vậy quan hệ thừa kế theo pháp luật cũng là quan hệ tài sản đối với người thứ ba.

Thứ hai, trong tư pháp quốc tế các nước, khi chọn một hệ thống pháp luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài, các luật gia thường đưa ra một tiêu chí mà theo đó pháp luật của Toà án là pháp luật sẽ thường xuyên được áp dụng để giải quyết trong thực tế. Lý do thứ nhất của xu hướng này là Toà án biết rõ pháp luật nước mình hơn pháp luật nước ngoài về thừa kế, do đó việc áp dụng thường xuyên pháp luật của Toà án sẽ làm giảm khó khăn trong công tác xét xử. Lý do thứ hai của xu hướng này là, nếu cho phép pháp luật nước ngoài áp dụng để giải quyết vấn đề thừa kế theo pháp luật, Toà án cũng như các bên trong quan hệ thừa kế phải biết nội dung của pháp luật nước ngoài. Để biết nội dung pháp luật nước ngoài, Toà án hoặc các bên trong tranh chấp sẽ tự tìm hiểu và do không biết nội dung pháp luật nước ngoài nên Toà án cũng như các bên trong tranh chấp phải thuê chuyên gia về luật nước ngoài, đây là một việc khó và tốn kém. Chính vì hai lý do căn bản trên mà các nước sử dụng tiêu chí chọn luật khác nhau để làm sao pháp luật của Toà án có nhiều cơ hội áp dụng hơn pháp luật nước ngoài. Ví dụ: vì Pháp là nước có nhiều dân nhập c và ít dân di c nên người để lại thừa kế thường là người có nơi cư trú cuối cùng ở Pháp và do đó việc cho phép pháp luật nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật sẽ dẫn đến một thực tế là pháp luậtư pháp thường xuyên được sử dụng. Theo chúng tôi, vì sự hiểu biết nội dung pháp luật nước ngoài của Toà án có giới hạn và việc thuê chuyên gia về pháp luật nước ngoài rất đắt, chúng ta nên đi theo xu hướng này, cụ thể là làm thế nào để pháp luật Việt Nam thường xuyên được sử dụng trong thực tế đối với vấn đề thừa kế theo pháp luật.

Thứ ba, đối với di sản ở nước ngoài, bản án của Toà án sẽ có thể phải được thừa nhận ở

nước nơi có di sản, nhất là khi di sản là bất động sản. Các nước đều đưa ra điều kiện để thừa nhận bản án nước ngoài, do đó việc chọn pháp luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài nên tính đến việc làm thế nào để bản án của Toà án có nhiều cơ hội được thừa nhận ở nước ngoài nơi có di sản, nếu không việc đưa ra bản án cũng vô ích. Mặt khác, khi di sản ở nước ngoài, công tác xét xử đôi khi phải dùng đến biện pháp uỷ thác tư pháp, do đó nên có chút thiện chí với hệ thống pháp luật nước ngoài nơi có di sản để các biện pháp uỷ thác có thể gặp thuận tiện.

Vậy phương hướng thứ ba mà chúng ta nên làm là sử dụng một tiêu chí chọn pháp luật mà theo đó bản án của Toà án nước ta có nhiều cơ hội được thừa nhận ở nước nơi có di sản và các biện pháp uỷ thác tư pháp không gặp nhiều bất lợi.

Giải pháp chọn luật

Trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, để hoàn thiện tư pháp quốc tế về vấn đề xung độtư pháp luật về thừa kế theo pháp luật, chúng ta có thể sử dụng hai phương pháp sau: Thứ nhất, khai thác những quy phạm xung độtư pháp luật đã tồn tại để đưa quan hệ thừa kế theo pháp luật vào phần phạm vi của chúng; thứ hai, thiết lập quy phạm xung đột mới để điều chỉnh vấn đề này (Xem hộp 1).

Sau đây chúng tôi sẽ phân tích từng phương án chọn luật áp dụng theo các phương án này, qua đó nhận biết được  phương án nào là hợp lý nhất đối với Việt Nam hiện nay

Không phân biệt di sản động sản hay bất động sản

Trong trường hợp này, chúng ta có các phương án sau:

a) Nếu sử dụng giải pháp khai thác quy phạm xung đột đã tồn tại, chúng ta có quy phạm xung đột về thừa kế theo pháp luật là: thừa kế theo pháp luật được điều chỉnh bởi pháp luật nơi có di sản. Giải pháp này có thể được chấp nhận vì chúng ta đã thấy rằng quan hệ thừa kế là một quan hệ tài sản, đơn giản vì chỉ cần giải thích rộng Khoản 1, Điều 833 của BLDS (Xem hộp 1). Song theo chúng tôi, chúng ta không nên theo giải pháp này vì việc cho phép nhiều pháp luật khác nhau để điều chỉnh một vấn đề thừa kế theo pháp luật sẽ là quá phức tạp và tốn kém, đi ngợc lại với phương hướng thứ hai đã trình bày. Vậy giải pháp thiết lập quy phạm xung đột mới cần được nghiên cứu. Trong trường hợp này cũng sẽ có một vài phương án.

=========================================================================

Hộp 1:

Khai thác những quy phạm xung đột đã tồn tại

Xin nêu ví dụ về một trong những quy phạm xung đột đã tồn tại mà chúng ta có thể khai thác là quy phạm tại Khoản 1, Điều 833 của Bộ luật Dân sự (BLDS). Theo điều khoản này, "việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác". Khoản 1, Điều 833, không định nghĩa thế nào là "việc xác lập" quyền sở hữu đối với tài sản. Trước sự chung chung và trừu tợng này, thông qua việc giải thích pháp luật, chúng ta có thể coi thừa kế theo pháp luật là một "việc xác lập" quyền sở hữu đối với tài sản. Cách giải thích này có thể được chấp nhận vì theo Khoản 5, Điều 176 của BLDS, "quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây [...]: được thừa kế tài sản".

Và chúng ta có quy phạm xung đột sau: vấn đề thừa kế theo pháp luật được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có tài sản.

Thiết lập quy phạm xung đột mới

Khi hoàn thiện tư pháp quốc tế nước ta bằng cách thiết lập quy phạm xung đột mới, hai loại giải pháp sau có thể được sử dụng:

Nếu không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản, thì hoặc áp dụng pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh vấn đề thừa kế; hoặc áp dụng pháp luật của nước mà người để lại thừa kế cư trú để điều chỉnh vấn đề thừa kế. Nếu phân biệt di sản là động sản hay bất động sản, thì hoặc áp dụng pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi c trú cuối cùng điều chỉnh di sản là động sản và pháp luật của nước nơi có tài sản điều chỉnh di sản là bất động sản; hoặc áp dụng pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh thừa kế đối với di sản là động sản và pháp luật nơi có tài sản để điều chỉnh vấn đề thừa kế đối với di sản là bất động sản.

==============================================================

b) Pháp luật điều chỉnh thừa kế pháp luật của nước người để lại thừa kế quốc tịch

Về mặt kinh phí, giải pháp này có nhiều ưu điểm hơn giải pháp trước vì chúng ta chỉ phải đầu tư vào nghiên cứu pháp luật được sử dụng để điều chỉnh vấn đề thừa kế là pháp luật của nước ngoài mà người để lại thừa kế mang quốc tịch. Nhưng giải pháp này vẫn còn một số nhược điểm:

Thứ nhất, giải pháp này quá tôn trọng bản chất nhân thân và bỏ qua bản chất tài sản của quan hệ thừa kế theo pháp luật. ở đây, sẽ không cho phép pháp luật của nước nơi có di sản là bất động sản điều chỉnh di sản này, cụ thể trong ví dụ là không cho phép pháp luật Việt Nam điều chỉnh di sản là bất động sản ở Việt Nam. Điều này đi ngợc lại với xu thế chung của pháp luật Việt Nam. Trong thực tế, vì quan hệ về tài sản là bất động sản liên quan mật thiết với hệ thống pháp luật của nước nơi có bất động sản, pháp luật Việt Nam có xu hướng cho phép pháp luật nơi có tài sản điều chỉnh bất động sản2. Cũng cần nói thêm là việc không cho phép pháp luật của nước nơi có di sản là bất động sản điều chỉnh quan hệ thừa kế liên quan đến di sản này có thể gây ra phản ứng không hay của nước nơi có di sản đối với một số biện pháp uỷ thác hay đối với việc thừa nhận bản án của Toà án nước ta trên nước này.

Thứ hai, giải pháp này bất lợi đối với đối tác là người thứ ba mà người để lại thừa kế thiết lập quan hệ trước khi chết vì thông thường những người này sống ở nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng3 và họ không có sự hiểu biết pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch. Vậy, theo chúng tôi, chúng ta không nên theo giải pháp này.

c) Pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật là pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng

Giải pháp này cũng có ưu điểm là chỉ có một pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế đồng thời giải pháp này không làm thiệt hại đến người thứ ba và tránh được những khó khăn trong việc xác định quốc tịch của người để lại thừa kế. Nhưng cũng như giải pháp vừa nghiên cứu, giải pháp này không cho phép pháp luật của nước nơi có di sản là bất động sản điều chỉnh quan hệ thừa kế liên quan đến di sản này. Điều này có thể làm phát sinh những bất lợi liên quan đến một số biện pháp uỷ thác cũng như vấn đề công nhận bản án tại nước nơi có di sản. Vậy, chúng ta cũng không nên theo giải pháp này.

Phân biệt di sản là động sản và bất động sản

Trong trường hợp chúng ta phân biệt di sản là động sản và bất động sản, chúng ta có giải pháp cho di sản là bất động sản như sau: Pháp luật nơi có di sản là bất động sản điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật về di sản này.

Đối với quan hệ thừa kế theo pháp luật về di sản là động sản, chúng ta có hai giải pháp: Vấn đề này được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch hoặc bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng.

Theo chúng tôi, trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, chúng ta nên cho phép pháp luật của

nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật về động sản. Giải pháp mà theo đó chúng ta cho phép pháp luật nơi có di sản điều chỉnh quan hệ thừa kế về bất động sản và pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh vấn đề thừa kế theo pháp luật về động sản có hai nhược điểm cơ bản. Thứ nhất, giải pháp này dẫn đến phân chia di sản thành phần nhỏ và dẫn đến việc áp dụng hai hay nhiều pháp luật vào một quan hệ thừa kế theo pháp luật, nhất là khi người để lại thừa kế có di sản là bất động sản ở nhiều nước khác nhau. Song trong thực tế, trường hợp người để lại thừa kế có di sản là bất động sản ở nhiều nước khác nhau ít xảy ra, vậy nhợc điểm này không cản trở nhiều cho giải pháp mà chúng tôi kiến nghị lựa chọn. Thứ hai, giải pháp này buộc chúng ta phải phân biệt di sản là động sản và bất động sản trong khi đó "các phạm trù động sản và bất động sản không phải đã được hiểu một cách thống nhất trong các hệ thống pháp luật hiện nay trên thế giới"4.

Sự khác nhau về khái niệm động sản bất động sản trong pháp luật các nước dẫn đến hiện tượng xung đột pháp luật về xác định, định danh, xung đột khái niệm pháp lý hay còn được gọi là xung đột kín tuỳ theo thuật ngữ sử dụng cho hiện tượng xung đột này5.

Tuy nhiên, hiện tượng xung đột này không gây cản trở lớn cho giải pháp mà chúng tôi kiến nghị vì loại xung đột này đã có giải pháp: Theo Khoản 3, Điều 833 của BLDS Việt Nam, "việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó".

Theo chúng tôi, giải pháp vừa nêu trên là một giải pháp phù hợp nhất trong bối cảnh nước ta hiện nay vì nó có nhiều ưu điểm so với những giải pháp đã nghiên cứu.

Thứ nhất, giải pháp này tôn trọng bản chất tài sản và bản chất nhân thân của quan hệ thừa kế. ở đây, chúng ta tôn trọng bản chất tài sản của quan hệ thừa kế vì pháp luật nơi có di sản điều chỉnh quan hệ thừa kế về bất động sản, điều đó có thể tránh được những phản ứng không tốt của nước có di sản là bất động sản cho ngoài cũng như ở Việt Nam. Mặt khác, do chiến tranh, một số người Việt Nam sang sống ở nước ngoài, có quốc tịch nước ngoài, nhất là quốc tịch Mỹ và Pháp, và hiện nay về Việt Nam cư trú. Nếu cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh di sản là động sản, pháp luật Việt Nam có nhiều cơ hội được áp dụng. Đối với trường hợp thứ nhất, pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng đối với di sản là động sản vì chúng ta cho phép pháp luật nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch điều chỉnh di sản là động sản. Đối với trường hợp thứ hai, lúc đầu chúng ta có thể kết luận là pháp luật nước ngoài sẽ được áp dụng thường xuyên vì người để lại thừa kế có quốc tịch nước ngoài. Thế nhưng, theo chúng tôi, nếu áp dụng linh hoạt hững biện pháp uỷ thác cũng như việc thừa nhận bản án của Toà án Việt Nam đối với tài sản này vì ở đây chúng ta áp dụng pháp luật của nước nơi có tài sản. Chúng ta tôn trọng bản chất nhân thân của tư pháp quốc tế nước ta và một chút kiến thức về tư pháp quốc tế nước ngoài, chúng ta sẽ cho phép pháp luật Việt Nam áp dụng thường xuyên, cụ thể là chúng ta sẽ sử dụng quan hệ thừa kế vì di sản là động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch, tức là pháp luật nhân thân của người để lại thừa kế.

Thứ hai, giải pháp này sẽ cho phép pháp luật Việt Nam có nhiều cơ hội được áp dụng trong thực tế.

Hiện nay nhiều người dân nước ta sang làm ăn sinh sống ở nước ngoài nhưng vẫn giữ quốc tịch Việt Nam và khi chết để lại di sản ở nước kỹ thuật dẫn chiếu trở lại trong tư pháp quốc tế nước ta và các quy phạm xung đột của T pháp quốc tế nước ngoài về quan hệ thừa kế theo pháp luật. Theo Khoản 3, Điều 827 của BLDS, "Trong trường hợp việc áp dụng pháp luật nước ngoài được [...] quy định hoặc [...] viện dẫn, thì pháp luật nước ngoài được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; nếu pháp luật nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam". Vậy, nếu tư pháp quốc tế nước ta cho phép pháp luật nước ngoài quyền điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật nhưng pháp luật nước này từ chối và dẫn chiếu ngợc lại thì chúng ta sẽ áp dụng pháp luật nước ta. Kỹ thuật này tạo cơ hội cho pháp luật Việt Nam được áp dụng đồng thời vẫn được lòng các cơ quan pháp luật nước ngoài vì chúng ta đã cho pháp luật nước họ thẩm quyền điều chỉnh nhưng pháp luật nước họ lại dẫn ngược lại pháp luật nước ta (Xem hộp 2).

Vậy, thông qua kỹ thuật dẫn chiếu trở lại, giải pháp mà chúng tôi kiến nghị sẽ tạo thêm cơ hội cho phép pháp luật Việt Nam điều chỉnh quan hệ thừa kế thường xuyên hơn, điều đó đáp ứng được phương hướng thứ hai mà chúng tôi đã trình bày.

================================================================

Hộp 2:

Chúng tôi xin lấy ví dụ trường hợp mà theo đó người để lại thừa kế là gốc Việt, có quốc tịch Pháp hay Mỹ và có nơi cư trú cuối cùng tại Việt Nam (giả thiết này sẽ thường xuyên xảy ra trong thực tế Việt Nam vì nhiều Việt kiều về cư trú ở Việt Nam và vẫn giữ quốc tịch Pháp hay Mỹ). Nếu giải pháp mà chúng tôi kiến nghị được sử dụng, thì pháp luật điều chỉnh thừa kế về động sản đối với di sản mà những người này để lại là pháp luật của nước mà họ có quốc tịch, ở đây là pháp luật tư pháp hay pháp luật Mỹ. Nhưng tư pháp quốc tế của hai nước này đều cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi c trú cuối cùng điều chỉnh di sản là động sản, điều đó có nghĩa là pháp luậtư pháp và Mỹ cho phép pháp luật Việt Nam điều chỉnh và thông qua kỹ thuật dẫn chiếu trở lại chúng ta áp dụng pháp luật nước ta.

===============================================================

Tư pháp quốc tế một số nước không phân biệt di sản là động sản hay bất động sản và cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch hay có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh, điều đó có nghĩa là pháp luật các nước này cho phép pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch hay có nơi cư trú cuối cùng điều chỉnh di sản là bất động sản (Xem hộp 3).

Vậy, áp dụng kỹ thuật dẫn chiếu trở lại, chúng ta cũng tạo thêm cơ hội cho pháp luật Việt Nam được áp dụng đồng thời vẫn có thiện chí với pháp luật của nước nơi có bất

động sản. Có thể nói, chấp nhận giải pháp mà chúng tôi kiến nghị và vận dụng linh hoạt kỹ thuật dẫn chiếu trở lại, pháp luật nước ta sẽ được áp dụng thường xuyên trong thực tế và hơn nữa, thể hiện thiện chí với pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch hay của nước nơi có di sản là bất động sản. ở đây, chúng ta cho pháp luật nước ngoài thẩm quyền điều chỉnh nhưng thực tế chúng ta lại áp dụng pháp luật nước ta và lý do của thực tế này là vì pháp luật nước ngoài cho phép chúng ta áp dụng pháp luật nước ta.

===============================================================

Hộp 3:

· Một người Việt Nam sang làm ăn ở Tây Ban Nha hay Philippin và có một bất

động sản ở đó khi chết. Nếu giải pháp mà chúng tôi kiến nghị được áp dụng, pháp luật

điều chỉnh di sản này là pháp luật Tây Ban Nha hay Philippin (pháp luật của nước nơi có vật), nhưng pháp luật hai nước này dẫn chiếu trở lại pháp luật nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch, ở đây là pháp luật Việt Nam. Vậy, chúng ta có thêm cơ hội áp dụng luật Việt Nam trong trường hợp này.

· Một người gốc Việt về Việt Nam cư trú sau một thời gian làm ăn sinh sống ở Thuỵ Sỹ và khi chết để lại một bất động sản ở Thuỵ Sỹ. Nếu giải pháp mà chúng tôi kiến nghị được áp dụng, pháp luật Thuỵ Sỹ là pháp luậtđiều chỉnh quan hệ thừa kế về bất động sản này (pháp luật của nước nơi có vật), nhưng pháp luật nước này dẫn trở lại pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng, ở đây là pháp luật Việt Nam.

==================================================================

Một khó khăn khi dùng tiêu chí dẫn chiếu quốc tịch một cá nhân là đôi khi chúng ta không xác định được quốc tịch của cá nhân này. Nếu hoàn cảnh này xảy ra, theo chúng tôi, chúng ta nên quy định thêm như sau: Trong trường hợp không xác định được quốc tịch thì pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế về động sản là pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng và, trong trường hợp không xác định được quốc tịch cũng như nơi cư trú cuối cùng, pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật về động sản là pháp luật của Toà án, tức là pháp luật Việt Nam. Giải pháp luân phiên này cũng cho phép pháp luật nước ta có cơ hội được áp dụng thường xuyên.

Kết luận

Nói tóm lại, trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, giải pháp hợp lý nhất là phân biệt di sản thành động sản và bất động sản và việc điều chỉnh hai loại di sản này là như sau:

1. Thừa kế về bất động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước nơi có tài sản.

2. Thừa kế về động sản được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có quốc tịch. Trong trường hợp không xác định được quốc tịch thì pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế về động sản là pháp luật của nước mà người để lại thừa kế có nơi cư trú cuối cùng và, trong trường hợp không xác định được quốc tịch cũng như nơi cư trú cuối cùng, pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật về động sản là pháp luật của Toà án.

Để bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài, chúng ta nên luật hoá giải pháp trình bày ở trên và trong khi chờ đợi, Toà án tối cao có thể thừa nhận giải pháp này thông qua thông t hoặc công văn hướng dẫn áp dụng luật như đã làm trong những vấn đề khác6 hoặc sử dụng một vụ việc cụ thể để làm án lệ7./.

======================================

1 Chính vậy theo Điều 834, Khoản 2 BLDS Việt Nam, "quyền nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng dân sự

được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thoả thuận khác".

2 dụ theo điều 833, khoản 1, BLDS Việt Nam, "Việc xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, nội dung quyền sở hữu đối

với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi tài sản đó". Vậy khi tài sản bất động sản Việt Nam

thì pháp luật Việt Nam điều chỉnh nước ngoài thì pháp luật nước ngoài này điều chỉnh. Quan điểm này được

nhấn mạnh lại trong điều 104, khoản 3, Luật hôn nhân gia đình năm 2000: "Việc giải quyết tài sản là bất động

sản nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi bất động sản đó" Điều 834, khoản 3, BLDS

Việt Nam: "Hợp đồng dân sự liên quan đến bất động sản Việt Nam phải tuân theo pháp luật Cộng hoà hội

chủ nghĩa Việt Nam".

3 Theo cuốn Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, 2001, tập III, tr.16: "Nơi cư trú

cuối cùng thường nơi người tài sản, nơi tập trung các giao dịch dân sự của người để lại di sản khi còn sống,

nơi phát sinh các quyền tài sản nghĩa vụ tài sản của người đó, nơi người đó thực hiện quyền tài sản nghĩa vụ

tài sản".

4 Giáo trình tư pháp quốc tế, Trường Đại học luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2001, tr. 121.

5 Xem thêm về vấn đề xung đột này: Giáo trình tư pháp quốc tế, Trường Đại học luật Nội, Nxb Công an nhân

dân, 2001, tr. 121 174; Đoàn Năng, Một số vấn đề lý luận cơ bản về tư pháp quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia,

2001, tr. 84 tiếp theo; Đỗ Văn Đại, Xung độtư pháp luật về xác định, định danh trong tư pháp quốc tế Việt Nam,

Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tháng 10/2002.

6 Theo Điều 19, Khoản 1, Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày 2 tháng 4 năm 2002, "Tòa án nhân dân tối cao có

những nhiệm vụ quyền hạn sau đây: Hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhấtư pháp luật, tổng kết kinh nghiệm

xét xử của các Tòa án". Xem tơng tự, Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày 3 tháng 7 năm 1981, Điều 20, Khoản 2

Luật tổ chức Toà án nhân dân ngày 6 tháng 10 năm 1992, Điều 18, Khoản 1.

7 Xem thêm về vai trò của Toà án trong việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam nói chung tư pháp quốc tế Việt Nam

nói riêng: Pháp Luật TP HCM, Việt Nam cần có án lệ (Trang Web , ngày 19 tháng 4 năm 2002).

Các bài viết cùng tác giả: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/?s=%22%C4%90%E1%BB%96+V%C4%82N+%C4%90%E1%BA%A0I%22

——————————————————————————————————-

SOURCE: TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU LẬP PHÁP SỐ 7/2003

0 nhận xét:

Đăng nhận xét