Thứ Ba, 20 tháng 4, 2010

Bị dọa khủng bố, an ninh vào cuộc bảo vệ lãnh đạo phường

(Dân trí) - Lãnh đạo UBND phường Phương Liệt (Thanh Xuân, Hà Nội) đang phải nhận sự bảo vệ của lực lượng an ninh sau khi vị này nhận được hàng loạt tin nhắn đe dọa. Thậm chí, một quả lựu đạn "vô chủ" cũng được gửi tới...

Mọi chuyện bắt đầu kể từ khi UBND phường Phương Liệt có văn bản xin ý kiến UBND quận Thanh Xuân về việc thành lập tổ công tác cưỡng chế những công trình xây dựng trái phép trên diện tích hàng nghìn mét vuông đất lấn chiến hồ Rùa vào cuối năm 2009.

Sau đó, điện thoại di động của chủ tịch UBND phường Đỗ Hương Giang và Phó chủ tịch Nguyễn Lê Lâm thường xuyên nhận được những tin nhắn và cuộc điện thoại nặc danh với nội dung đe dọa, khủng bố tinh thần như: "Neu may dong vao nha tao thi con may se chet"; "May se giet con may day"...

Sau khi nhận được thông báo của UBND phường Phương Liệt, công an quận Thanh Xuân phải cử cán bộ đưa đón và bảo vệ vị lãnh đạo phường này.

Thậm chí, ông Nguyễn Lê Lâm còn cho biết, cách đây chưa lâu, mọi người từng phát hiện một quả lựu đạn "vô chủ" đề ngay ngoài phòng làm việc của ông. Quả lựu đạn sau đó được lực lượng quân sự địa phương thu hồi.

Nằm trong kế hoạch cải tạo hồ Rùa (còn gọi là hồ Phương Liệt) để tạo lá phổi xanh cho khu dân cư đông đúc thuộc phường Phương Liệt, UBND TP Hà Nội đã có quyết định thu hồi 53.359m2 đất tại phường Phương Liệt, giao cho BQL dự án thoát nước Hà Nội nhằm cải tạo môi trường Hà Nội - Dự án II (2005 - 2010).

Từ năm 2004, CA quận Thanh Xuân đã có công văn khẳng định, năm 2001 - 2002, lợi dụng việc kè sông Lừ, một số cá nhân đã tổ chức san lấp phần đất hồ Rùa do HTX nông nghiệp, thủy sản và dịch vụ tổng hợp Phương Liệt quản lý. UBND phường Phương Liệt đã lập biên bản và yêu cầu đình chỉ việc san lấp, trả lại nguyên trạng khu đất vốn là diện tích mặt nước hồ.

Khu đất được chính quyền quận Thanh Xuân xác định là lấn chiếm hồ Rùa

Căn cứ vào các tài liệu điều tra, CA quận Thanh Xuân kết luận chính quyền địa phương và HTX nông nghiệp, thủy sản và dịch vụ tổng hợp Phương Liệt đã buông lỏng trong việc quản lý đất đai để xảy ra chiếm dụng và san lấp ao hồ trái phép trong thời gian dài mà không được ngăn chặn kịp thời gây nên tình trạng phức tạp tại địa phương. CA quận Thanh Xuân đề nghị thu hồi toàn bộ diện tích đất bị san lấp trái phép tại hồ Rùa giao cho UBND phường Phương Liệt quản lý và sử dụng đúng mục đích.

Theo kế hoạch, việc cưỡng chế các công trình xây dựng trái phép trên khu đất này sẽ được quận Thanh Xuân thực hiện vào trung tuần tháng 4/2010.

Phúc Hưng

Theo: công ty bảo vệ KTC


Bắt trưởng phòng và 3 nhân viên bảo vệ mỏ Mạo Khê

(LĐ) - Tin từ TKV cho hay: Ngày 15.4, Cơ quan điều tra CA Quảng Ninh đã tiến hành bắt giữ 4 cán bộ, nhân viên bảo vệ của Cty than Mạo Khê liên quan tới vụ liên minh cướp than xảy ra liên tục trong suốt 7 ngày dịp Tết Canh Dần 2010.

Những người bị bắt giữ gồm Trưởng phòng bảo vệ Lê Khắc Hùng, Phó phòng Phạm Văn Nghĩa cùng 2 nhân viên cấp dưới. Chiều ngày 16.4, Cơ quan điều tra QN tiếp tục thực hiện việc khám xét nhà riêng và văn phòng làm việc tại mỏ của 2 cán bộ bảo vệ nói trên. Đây là hành động khởi đầu thuộc chuyên án điều tra đã được triển khai từ 2 tuần lễ vừa qua.


>> Vụ cướp than tại mỏ Mạo Khê: Viện kiểm sát và cơ quan điều tra vào cuộc - 18 ngày trước
Như Báo Lao Động đã đưa tin về vụ tổ chức cướp than động trời tại Cty than Mạo Khê, ngày 29.3, tiếp xúc với phóng viên nhiều tờ báo Trung ương đang có mặt tại Quảng Ninh, ông Lê Minh Chuẩn - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) - xác nhận: Sự kiện Báo Lao Động đã đưa là thật.
Một vụ cướp than được tổ chức cực kỳ chặt chẽ, bài bản theo quy mô chiến dịch với một lực lượng phương tiện cơ giới hùng hậu và tinh nhuệ, đã lấy đi hàng nghìn tấn than thuộc địa bàn quản lý của Cty Mạo Khê. Cuộc cướp phá kéo dài suốt 7 đêm - bắt đầu từ đêm 12 đến 19.2.2010 - tức từ 29 đến ngày mùng 6 Tết Canh Dần.

 

Theo : công ty bảo vệ KTC

Bảo vệ ngân hàng lừa đảo chiếm đoạt hơn 12 tỉ đồng

(LĐ) - Ngày 13.4, Cơ quan Cảnh sát điều tra CA Đồng Tháp ký quyết định tạm giam 4 tháng đối với Mai Trần Quang (SN 1974) nguyên quán Thanh Hóa, ngụ khóm Tân Bình (phường An Hòa, thị xã Sa Đéc, Đồng Tháp) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

 

Theo kết quả điều tra ban đầu, Quang là nhân viên bảo vệ Ngân hàng NNPTNT Chi nhánh thị xã Sa Đéc.

Từ 2009, lợi dụng sự quen biết với cán bộ ngân hàng và khách hàng đến vay tiền, nhất là những khách hàng có nhu cầu tiền để thực hiện đáo hạn, Quang đã đứng ra làm "cò" ngân hàng. Nhiều người dân tin tưởng đưa hồ sơ nhờ Quang vay hộ đã bị chiếm đoạt số tiền lớn.

Tính đến nay, số tiền mà Quang lừa đảo lên đến hơn 12 tỉ đồng.

Khi sự việc bị bại lộ, Quang đã bỏ trốn sang địa bàn huyện Châu Thành A (Hậu Giang) và bị CA huyện Châu Thành A kết hợp với trinh sát Đội truy nã (Phòng CSĐT tội phạm về TTXH, CA Đồng Tháp) bắt khi đang trốn tại nhà một người quen ở xã Tân Phú Thạnh (huyện Châu Thành A).

 

Theo: công ty bảo vệ KTC

Thứ Năm, 15 tháng 4, 2010

Bảo vệ doanh nghiệp chém người trọng thương

Chiều 11/4, khoảng 10 bảo vệ của Công ty cổ phần Nuôi trồng thủy sản Đông Triều (Quảng Ninh) đã xô xát với một số người dân địa phương, tại cánh đồng Cao thôn Quế Lạt, xã Hoàng Quế, huyện Đông Triều. Ông Phạm Văn Muôn, là người dân trong thôn đã bị lực lượng bảo vệ chém trọng thương.

Theo người dân địa phương cho biết, trước khi vụ xô xát xảy ra, tại đây, vào ngày 6/4, khoảng gần 2ha hoa màu của thôn Quế Lạt đã bị cháy xém lá, héo rũ và chết chỉ qua 1 đêm. Người dân cho rằng, số hoa màu này đã bị người của công ty nuôi trồng thủy sản phá hoại. Đây cũng là lần thứ 3 kể từ năm 2007 đến nay hoa màu của người dân thôn Quế Lạt tại cánh đồng Cao liên tục bị đốt, phá.

Nguyên nhân của việc này có liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng ở khu vực cánh đồng Cao giữa các hộ dân trong thôn với Công ty nuôi trồng thủy sản Đông Triều, do giá đền bù không thoả đáng và người dân muốn giữ đất để canh tác.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an huyện Đông Triều đã tạm giữ 1 bảo vệ của Công ty cổ phần thuỷ sản Đông Triều để điều tra làm rõ sự việc

Thứ Hai, 12 tháng 4, 2010

Thả nổi tiêu chuẩn an toàn bếp gas

Trung bình mỗi năm người dân Việt Nam tiêu thụ khoảng 5 triệu chiếc bếp gas nói chung. Riêng về bếp gas mini, Việt Nam là một trong ba nước tiêu thụ lớn nhất thế giới với khoảng 2,5 triệu chiếc/năm. Thế nhưng, chất lượng bếp gas được sản xuất trong nước hiện nay đang bị thả nổi.

Khách mua bếp lưỡng lự khó phân biệt chất lượng sản phẩm khi bản hướng dẫn sử dụng ghi tiêu chuẩn kỹ thuật bếp rất chung chung

Thị trường bếp gas tại TP.HCM hiện có hàng trăm loại, nhãn mác của nhiều cơ sở sản xuất khác nhau. Một nhân viên cửa hàng bán sản phẩm này thừa nhận, thật khó mà biết chất lượng của từng loại tốt xấu thế nào. Chỉ có thể nhìn nhận cảm quan vào vật liệu, van an toàn và mức độ quảng cáo rầm rộ sản phẩm.

Mỗi nơi một kiểu

Nói về tiêu chuẩn sản xuất bếp gas mini của công ty, ông Nghiêm Xuân Khải, trưởng phòng quản lý chất lượng công ty sản xuất bếp gas Namilux cho biết, công ty đang phải áp dụng tiêu chuẩn của Nhật Bản thì mới xuất khẩu sản phẩm đi được. Tuy nhiên, khi sản xuất bếp dùng ở Việt Nam, công ty ông buộc phải thay đổi một số tiêu chuẩn thì bếp mới sử dụng được khi mà người dân thường dùng bình gas mini bơm đi bơm lại nhiều lần. Theo ông Nguyễn Mạnh Dũng, giám đốc Namilux, thực ra với loại bếp mini thì Việt Nam đã có hẳn một bộ tiêu chuẩn (VN TCVN 7053:2002 cho loại bếp nấu ăn xách tay gắn chai khí đốt hoá lỏng), và khi so sánh với các bộ tiêu chuẩn sản xuất bếp gas mini của nước ngoài thì nó chẳng khác gì. Nhưng tiêu chuẩn cho loại bếp gas sử dụng bình gas lớn thì công ty tự xây dựng và đưa ra một tiêu chuẩn riêng.

Cũng cho biết công ty tự xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở cho các loại bếp gas của mình, ông Nguyễn Văn Hải, trưởng phòng quản lý chất lượng Rinnai nói "phải nhờ vào sự tư vấn hỗ trợ của phía Nhật Bản, vì công ty thuộc tập đoàn Rinnai Nhật".

Tự xây dựng và công bố tiêu chuẩn, nên thực tế phần lớn các công ty, cơ sở sản xuất bếp gas hiện nay đều làm ở mức mình kham nổi, còn an toàn ra sao, khó mà kiểm chứng được. "Chúng tôi chả dại gì đi công bố những tiêu chuẩn khắt khe để làm khó mình, bởi việc đảm bảo an toàn bếp gas phụ thuộc vào quá nhiều yếu tố mà chúng tôi khó kiểm soát được!", giám đốc một công ty sản xuất bếp gas thẳng thắn.

Thả nổi

Trao đổi với phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị, bà Nguyễn Thị Thanh Nga, trưởng phòng Quản lý tiêu chuẩn đo lường chất lượng, chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng TP.HCM cho biết, trước đây các cơ sở sản xuất bếp gas đăng ký tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá với chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, và chi cục là đơn vị có trách nhiệm giám sát, kiểm tra. Nhưng kể từ khi luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá có hiệu lực, sản phẩm, hàng hoá có khả năng gây mất an toàn (danh mục nhóm 2) được phân về các bộ quản lý ngành, lĩnh vực ban hành danh mục, thì sản phẩm bếp gas chưa được đưa vào danh mục do bộ Khoa học và công nghệ quản lý. Do đó, các cơ quan chức năng chỉ thực hiện việc kiểm tra, giám sát khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp, khiếu nại về chất lượng bếp gas và căn cứ đánh giá theo tiêu chuẩn do doanh nghiệp công bố áp dụng.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực, do một số bộ ngành liên quan đến nay vẫn chưa ban hành danh mục nhóm 2 nên hiện cũng chẳng biết sản phẩm bếp gas nằm trong danh mục do bộ ngành nào quản lý! Vì vậy, tình trạng mỗi cơ sở sản xuất tự xây dựng và tự công bố một tiêu chuẩn riêng cho bếp gas là điều chẳng thể nào bắt bẻ (!) Nếu xảy ra cháy nổ hoặc tranh chấp giữa cơ sở sản xuất và người tiêu dùng liên quan đến sản phẩm, mà cơ sở sản xuất vẫn đảm bảo tiêu chuẩn do họ tự công bố thì người tiêu dùng chỉ có thể im lặng chấp nhận thiệt hại. Đáng lo ngại, các cơ sở hiện nay nhập hoặc mua vật liệu từ nhiều nguồn không kiểm soát được để sản xuất bếp gas.

Riêng về tiêu chuẩn cho khí đốt hoá lỏng, bà Nga cho biết hiện bộ Khoa học và công nghệ đang xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia nhằm bảo vệ sức khoẻ và quyền lợi người tiêu dùng. Theo các nhà khoa học, về lâu dài, nếu khí gas không được kiểm soát và quy định chặt chẽ ở mức cho phép thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dùng.

bài và ảnh Lê Quỳnh

Nhân viên bảo vệ trộm cắp

Mãn hạn tù về tội trộm cắp tài sản, Nguyễn Gia Dũng (SN 1987), tại Quế Võ, Bắc Ninh được nhận vào làm tại một công ty bảo vệ. Tháng 3-2010, Dũng được công ty phân công làm bảo vệ tại cơ quan Hội đồng Anh tại Việt Nam, chưa đầy 1 tháng làm việc Dũng lại chứng nào tật ấy.

Đối tượng và tang vật vụ án

Sáng 31-3, CAP Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ nhận được trình báo của đại diện cơ quan Hội đồng Anh tại Việt Nam, địa chỉ tại phố Thuỵ Khuê, quận Tây Hồ về việc cơ quan này vừa bị kẻ gian đột nhập, trộm cắp 6 máy tính xách tay hiệu DELL, trị giá hơn 20 triệu đồng. Nhân viên bảo vệ cơ quan là Nguyễn Gia Dũng cũng đột nhiên biến mất.

Tiếp nhận trình báo, CAP Thuỵ Khuê đã phối hợp với Đội CSĐT tội phạm về TTXH CAQ Tây Hồ tổ chức khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ đối tượng gây án chính là Nguyễn Gia Dũng. Đến ngày 7-4, được cơ quan công an vận động, gia đình Dũng đã giao nộp 6 chiếc máy tính mà đối tượng này trộm cắp, giấu tại địa bàn huyện Từ Liêm cho cơ quan công an.

Hiện đối tượng gây án vẫn đang bỏ trốn. Cơ quan công an kêu gọi, Nguyễn Gia Dũng ở đâu tới ngay CAQ Tây Hồ đầu thú để nhận được khoan hồng của pháp luật. Ai biết Nguyễn Gia Dũng ở đâu, báo cho Đội CSĐT tội phạm về TTXH - CAQ Tây Hồ, số điện thoại: 043.8364707, hoặc đồng chí: Phạm Ngọc Đức - Cán bộ Đội CSĐT tội phạm về TTXH, số điện thoại 0904239669 để cơ quan công an bắt giữ.

Thu Hạnh

Thứ Tư, 7 tháng 4, 2010

Bộ kỷ vật tóc Bác Hồ của người cận vệ già

Bộ kỷ vật tóc Bác Hồ của người cận vệ già
Cụ Nguyễn Công Ích bên bàn thờ Bác Hồ trong phòng riêng của mình

Theo lời mách của một số cán bộ cảnh vệ lão thành, chúng tôi tìm về thôn Trung, xã Liên Trung, Đan Phượng (Hà Nội) để gặp lại cựu chiến sỹ cảnh vệ Nguyễn Công Ích - người đã âm thầm góp nhặt và giữ gìn những mẩu tóc - kỷ vật thiêng liêng gắn liền với Bác Hồ lúc sinh thời. Người cảnh vệ năm xưa nay đã ngoại bát tuần, mắt mờ, tai kém, chân tay yếu hơn trước rất nhiều nhưng những kỷ niệm về chuỗi tháng ngày được phục vụ Bác Hồ thì cụ còn nhớ rất rõ.

 

Ký ức của người cận vệ già

Cụ Ích kể, năm 1927 (lúc đó cụ vừa tròn 18 tuổi), phong trào yêu nước ở quê hương Đan Phượng của cụ bắt đầu có dấu hiệu bùng nổ. Bằng tinh thần yêu nước của một thanh niên mới lớn, cụ xin phép gia đình xung phong vào Đội tự bảo vệ Hà Nội, bảo vệ cầu Long Biên. Sau đó cụ được cử lên chiến khu Việt Bắc công tác ở văn phòng của Bộ Quốc Phòng. Về sau cụ được chuyển về công tác tại Phòng Quản trị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ cho đến khi nghỉ hưu.

Cũng chính nhờ được chuyển về công tác ở Bộ Tư lệnh Cảnh vệ mà cụ Ích đã nhiều lần được gặp Bác Hồ, được tận mắt nhìn thấy "thần tượng" mà cụ ngưỡng mộ bấy lâu. Lần thứ nhất, đó là vào những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám 1945, Bác Hồ đến thăm Hội Luật gia ở phố Trần Nhân Tông. "Lần đầu tiên tôi được nhìn thấy Bác Hô, trong lòng dấy lên bao cảm xúc khó tả. Vừa hạnh phúc vừa cảm động. Lúc đến thăm, khi thấy mọi người ào ra vỗ tay đón Bác, Bác thăm hỏi ân cần rồi nhẹ nhàng nhắc khéo: "Các cô các chú đã đi học chưa? Nếu chưa thì gặp Bác một lúc rồi về đi học cho kịp giờ".

Lần tiếp theo là lần cụ Ích làm đội trưởng của một trung đội cảnh vệ, có nhiệm vụ bảo vệ Bác Hồ ra sân bay sang Pháp để dự hội nghị Phongtenblo (1946). Khi ra đến sân bay, Bác Hồ đứng trước đoàn quân tiễn Bác và ân cần dặn dò: "Các chú ở nhà luyện tập cho tốt, Bác đi rồi Bác lại về". Những lần gặp đó như vun đắp thêm ước mong được cận kề bên Bác trong ông Ích.

Vốn là người khéo tay, cẩn thận nên vào những lúc rảnh rỗi, anh em trong đơn vị thường hay nhờ cụ Ích cắt tóc hộ. "Hai đồng chí Ninh và Kháng thời bấy giờ là Cục phó Cục Cảnh vệ, thấy tôi khéo tay nên đề xuất chuyển tôi đến phục vụ cho các vị lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ở căn nhà nhỏ 33 Trần Phú. Sau đó, đến 1965, khi đồng chí Trần Hạnh (vốn là bí thư tỉnh Trà Vinh) người từng đảm đương việc cắt tóc cho Bác Hồ được điều chuyển sang làm trưởng đội bảo vệ lãnh tụ thì mọi người lại tín nhiệm giao cho tôi làm công việc này thanh anh Hạnh" - cụ Ích kể lại trong rưng rưng xúc động. Đây chính là cơ duyên giúp cụ Ích hiện thực hóa ước mong bấy lâu.

Âm thầm lưu giữ tóc Bác Hồ

Bộ dụng cụ các chiến sỹ cảnh vệ từng cắt tóc cho Bác

Theo cụ Ích thì thời kỳ này, cứ đều đặn một hoặc hơn một tháng cụ lại nhận được lệnh từ các đồng chí thư ký của Bác gọi vào để cắt tóc, sửa râu cho Bác Hồ. "Bác thường có thói quen cắt tóc vào đầu giờ chiều, nên cứ khoảng 1h chiều là tôi đã có mặt ở nhà thợ điện trong Phủ Toàn quyền cũ (nay là ngôi nhà số 54 Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch). Những lần phục vụ Bác chỉ kéo dài trong khoảng 30 phút hoặc 40 phút chứ không kéo dài hơn vì Bác rất bận".

Cùng phục vụ Bác thời kỳ này ngoài cụ Ích còn có bác sỹ Phạm Ngọc Thạch người chịu trách nhiệm chăm lo sức khỏe cho Bác vì thời gian này sức khỏe của Bác không được tốt.

Kể lại cho chúng tôi nghe những kỷ niệm khó quên về những tháng ngày được gần gũi Bác Hồ, cụ Ích không khỏi bồi hồi xúc động. Ở tuổi bát tuần, cụ dường như không còn nhớ được nhiều những chuyện quá khứ xa xưa, nhất là những chuyện gia đình, đồng đội. Riêng khi nhắc đến Bác Hồ thì từng chi tiết nhỏ nhất về Bác cụ vẫn nhớ rõ mồn một khiến chúng tôi không khỏi ngạc nhiên.

Cụ cho biết, lần đầu tiên nhận được thông báo hôm sau vào cắt tóc cho Bác Hồ cụ đã vui đến mức cả đêm đó trằn trọc không ngủ được. Thế rồi, giây phút được cận kề bên vị "cha già" mà cụ vô vàn kính yêu không hiểu sao nước mắt cụ cứ ứa ra vì xúc động. Nhìn mái tóc của Người lấm tấm nhiều sợi bạc mà cụ không khỏi xót xa. "Trong mỗi lần cắt tóc, bao giờ Bác cũng chủ động bắt chuyện để hỏi han về gia đình tôi, về cuộc sống của nhân dân bên ngoài. Thời kỳ đó còn dùng tem phiếu, Bác rất hay quan tâm đến việc mọi người dùng tem phiếu có gặp nhiều khó khăn hay không? Thực phẩm mua bán bằng tem phiếu có đảm bảo chất lượng không? Mọi người ăn uống có được no không?..." - cụ Ích kể lại.

Cụ còn nhớ, trong một lần cắt tóc cho Bác Hồ, Người có hỏi thăm về tình hình quê hương Liên Trung (Đan Phượng) quê cụ, cụ Ích đã thưa thật với Bác chuyện đê Liên Trung quê cụ đang bị nứt, có nguy cơ vỡ. Vậy là liền ngay sau đó, Bác Hồ đã về tận nơi chỉ đạo Bộ Xây dựng cho gia cố lại đê, xây hệ thống cống Đan Hoài để cung cấp nước tưới tiêu cho bà con nhân dân xung quanh. Việc làm này khiến cả gia đình cụ Ích cùng toàn thể nhân dân vùng Liên Trung xúc động và không ngớt lời cám ơn sự quan tâm thân tình, thiết thực của Bác dành cho bà con.

Xuất phát từ tình yêu dành cho Bác Hồ và ý thức rõ trách nhiệm của một người công dân đối với lãnh tụ nên mỗi lần phục vụ Bác cụ đều rất cẩn thận. Những dụng cụ dùng để cắt tóc, cạo râu cho Bác bao giờ cũng được cụ Ích hơ cồn diệt khuẩn, vệ sinh sạch sẽ rồi mới dùng.

"Ngay từ lúc mới được cử vào cắt tóc cho Bác tôi đã nảy sinh ý nghĩ sẽ góp nhặt những sợi tóc của Người để giữ lại bên mình làm kỷ niệm. Bởi thế cho nên khi cắt tóc cho Người tôi thường dùng một khăn voan mỏng màu trắng, cuốn quanh vai Người để tóc không bị rơi ra sàn nhà. Cắt xong tóc, tôi chỉ làm một động tác nhẹ nhàng là tháo chiếc khăn ra rồi vo tròn từ bên này sang bên kia để những lọn tóc đó nằm gọn phía trong. Sau đó tôi mang về nhà, cho vào một túi nilon, lấy bút ghi vào một mảnh giấy để đánh số thứ tự rồi cất vào tủ cá nhân của mình" - cụ Ích thật lòng chia sẻ.

Mang theo tóc Bác Hồ đến Hội nghị Paris

Cứ thế, mỗi lần cắt tóc cho Bác là cụ Ích lại âm thầm góp nhặt và giữ gìn cẩn trọng như một thứ tài sản vô giá của riêng mình. Trong vòng 2 năm, kể từ 1965 đến 1967 cụ Ích đã góp nhặt được hơn 30 lọn tóc của Bác. Để rồi, mỗi lần đi công tác xa hoặc làm những nhiệm vụ quan trọng cụ lại kín đáo lấy một lọn tóc của Bác để vào túi áo bên ngực trái của mình như để tiếp thêm sức mạnh và nghị lực cho cụ hoàn thành tốt công việc được giao. Cụ lý giải: "Tôi không cho những lọn tóc là những lá bùa có phép thuật gì đó cáo siêu mà tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng có một phần cơ thể Bác trong người cũng chính là đang có Bác bên cạnh".

Năm 1967, cụ Ích được cử sang Pháp để bảo vệ đoàn ngoại giao Việt Nam nên thời kỳ này cụ không được tiếp tục phục vụ Bác như trước đây. Trước khi sang Pháp, cụ đã cẩn thận cất 30 lọn tóc của Bác Hồ vào một chiếc vali nhỏ rồi giao cho một người bạn thân tín của mình gìn giữ. Tuy nhiên, khi mới sang Pháp được hai năm thì đến 1969 cụ nhận được tin Bác qua đời. Ngày toàn thể nhân dân Việt Nam tổ chức lễ truy điệu Bác ở quảng trường Ba Đình, một mình cụ âm thầm ngồi trong phòng riêng, lấy một bức ảnh Bác Hồ đặt lên bàn cùng lọn tóc của Người mà cụ mang theo rồi làm truy điệu Bác theo cách riêng của mình.

Cuối năm 1969, cụ xin về nước trước thời hạn. Khi nhận lại va ly chứa những kỷ vật là một phần thân thể của Người từ tay người bạn thân, cụ đã bật khóc. Cụ quyết định trao lại số kỷ vật này cho Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Công an nhân dân để mọi người có cơ hội được tận mắt chiêm ngưỡng những gì còn lại của một vị lãnh tụ đã suốt đời vì nước vì dân.

Tĩnh Hà

Chủ Nhật, 4 tháng 4, 2010

Vì sao các công ty bảo vệ phát triển mạnh

Ông Nguyễn Hữu Vinh, Giám đốc Công ty Điều tra & Bảo vệ V, lý giải: đó là do nhu cầu xã hội. Ngày càng nhiều các doanh nghiệp, các cá nhân có nhu cầu về bảo vệ tài sản, bảo vệ con người trong khi lực lượng bảo vệ chính quy chỉ có ở cơ quan công quyền. Để đáp ứng nhu cầu đó, dịch vụ bảo vệ đã ra đời như một xu hướng tất yếu.

Mấy năm gần đây, hình ảnh những nhân viên làm dịch vụ bảo vệ mà từ quen dùng là "vệ sĩ" đã không còn xa lạ với đời sống dân cư. Không ai phủ nhận mặt tích cực của loại hình dịch vụ mới mẻ này nhưng hàng loạt các vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng xảy ra trong thời gian vừa qua mà thủ phạm lại chính là những vệ sĩ đã khiến chúng ta giật mình lo ngại: Họ là ai?


Một số hình ảnh của công ty bảo vệ KTC Việt Nam trong những ngày đầu khi mới thành lập



-Là một loại dịch vụ ăn khách

Vào thời điểm năm 1995, cả nước chỉ có một doanh nghiệp dịch vụ bảo vệ duy nhất là Công ty Long Hải. Cho đến giữa năm 2001, con số này là 6. Còn đến thời điểm này, theo số liệu thống kê cả nước hiện có 121 doanh nghiệp làm dịch vụ bảo vệ ở 23 tỉnh, thành với con số nhân viên lên tới gần 22.000 người. Ấy là còn chưa kể một số doanh nghiệp tư nhân đội lốt dưới dạng "dịch vụ cung cấp thông tin" nhưng thực chất là làm dịch vụ bảo vệ. Trong đó, nhiều nhất là Saigon: 60 công ty, kế đến là Hà Nội: 43 công ty, Đồng Nai: 12 công ty. Điều đó phần nào cho thấy tốc độ phát triển chóng mặt của loại hình dịch vụ này.

Và, thế là vệ sĩ xuất hiện ở khắp nơi, với đủ các kiểu trang phục tùy theo sở thích cá nhân của người đứng đầu doanh nghiệp. Có doanh nghiệp cho vệ sĩ mặc tuyền một màu đen, nhìn đã thấy khiếp vía. Có doanh nghiệp lại cho mặc trang phục màu vàng với dây đeo vắt từ vai xuống bụng. Có doanh nghiệp lại cho vệ sĩ mặc kiểu nhà binh với đầy đủ lon cầu vai, ve áo trông cứ như sĩ quan quân đội, sĩ quan an ninh. Thôi thì trang phục đủ loại, đủ kiểu với đủ các loại phong cách, trường phái, dấu ấn.

-Và các công ty bảo vệ đã bắt đầu xuất hiện như thế nào

Một nhà hàng ở Saigon đã từng bị đối tác thuê vệ sĩ làm cho khóc dở mếu dở bằng quái chiêu độc nhất vô nhị. Đó là từ tờ mờ sáng tới đêm khuya, một tốp vệ sĩ đến vài chục người ăn vận tuyền một màu đen, hai tay khoanh trước ngực, mặt lạnh còn hơn cả sắt, vai kề vai đứng quây xung quanh nhà hàng khiến các khách hàng hãi hùng không ai dám bước chân vào.

Hay một ông tổng giám đốc tậu được cô vợ ba là người mẫu nghiệp dư, có ưu điểm là quá xinh nhưng lại mắc cái tật muôn thuở của rất nhiều người đẹp là đa tình. Thế là để giữ vợ, ông tổng giám đốc này cũng ký hợp đồng thuê vệ sĩ... bảo vệ vợ. Ông bảo, nhờ có vệ sĩ mà tên nào dù có gan hùm cũng chả bao giờ dám mơ tưởng hay tơ hào đến người đẹp.

Hay một cậu ấm cô chiêu nào đó thích chơi hơn thích học, mà cha mẹ lại quá dư tiền thì chỉ cần ký hợp đồng, ngay lập tức sẽ có một hay nhiều anh chàng vệ sĩ điển trai, biết võ nghệ sẵn sàng trở thành "bảo mẫu" của các cậu ấm cô chiêu. Họ đưa các cậu ấm cô chiêu đi học và rước về nhà, họ kè kè bên các cậu ấm cô chiêu y hệt một cái bóng. Nói tóm lại, ngoài bảo vệ cao ốc, khách sạn, nhà hàng, công sở như ta thuờng thấy, vệ sĩ còn bảo vệ cả những chuyện tế nhị, những thứ vô hình tưởng như không thể bảo vệ được...

-Những cuộc tuyển dụng ồ ạt
Việc tuyển dụng và đào tạo các vệ sĩ là cả một câu chuyện dài với đủ các tình tiết bi hài. Một cặp vợ chồng chuyên nghề mổ lợn ở một tỉnh phía sau khi thấy dịch vụ bảo vệ ăn khách cũng từ bỏ dao thớt chuyển qua nghề cung cấp vệ sĩ. Một chủ hàng karaoke ở Saigon cũng đứng ra thành lập doanh nghiệp dịch vụ bảo vệ. Doanh nghiệp này xuất chiêu tuyển sinh ồ ạt rồi thuê một ông thầy dạy võ về đào tạo cách đấm đá cho nhân viên. Có doanh nghiệp thì chuyên thu nạp các vệ sĩ... bị sa thải ở các công ty khác về công ty mình để khỏi mất phí đào tạo (?!). Nhiều doanh nghiệp thì cứ đăng báo tuyển sinh ồ ạt, càng tuyển sinh nhiều càng thu được nhiều phí đào tạo và mục tiêu kinh doanh chính của các doanh nghiệp này là thu lợi nhuận từ phí đào tạo chứ không phải là từ việc cung cấp dịch vụ bảo vệ cho khách hàng.

 

 

Bắt giữ "Sưa tặc" tại công viên Thống Nhất

 

 

Bắt giữ "Sưa tặc" tại công viên Thống Nhất

 

Rạng sáng ngày 4/4, trong lúc 2 đối tượng đang dùng cưa máy cầm tay để xẻ cây sưa, lực lượng bảo vệ Công viên Thống Nhất phối hợp với Công an phường Lê Đại Hành (quận Hai Bà Trưng) đã phát hiện và bắt giữ cùng tang vật.

Những người chứng kiến cây sưa bị chặt trộm cho biết: phần gốc đã bị cắt đứt và bọn đạo chích đang cắt phần ngọn để dễ vận chuyển ra xe ô tô chờ sẵn. Hai đối tượng bị bắt là Nguyễn Đức Hiệp (sinh năm 1983) và Nguyễn Duy Thanh (sinh năm 1974).

Cây sưa bị chặt trộm lần này nằm bên hồ Bảy Mẫu, gần cổng chính công viên Thống Nhất phía đường Đại Cồ Việt; đường kính gốc khoảng 20 cm, phần lõi có đường kính khoảng 7 - 8 cm.

f
Cận cảnh một gốc cây sưa ở Công viên Thống Nhất. Ảnh: CAND

Điều đáng lưu ý là vụ chặt trộm cây sưa này diễn ra ngay sau phiên xét xử nhóm 35 đối tượng chặt trộm sưa trên địa bàn Hà Nội. Mức phạt 9 năm tù giam cho kẻ chủ mưu vẫn chưa đủ mức răn đe chặt trộm cây sưa ở địa bàn Thủ đô.

Sau hàng loạt vụ chặt trộm cây sưa tại Hà Nội cuối năm 2009, mới đây công viên Thống Nhất đã áp dụng một biện pháp bảo vệ cây sưa rất lạ là "bọc thép" các thân cây sưa. Tuy nhiên, biện pháp này tỏ ra không hiệu quả, thậm chí còn gây tổn thương cho những gốc sưa vốn rất quý hiếm còn lại

Theo thống kê của Công ty TNHH nhà nước một thành viên cây xanh Hà Nội, hiện nay, trong các công viên, vườn hoa (chủ yếu ở các quận Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy) còn khoảng hơn 200 cây gỗ sưa đỏ, trong tổng số hơn 710 cây sưa đỏ trên địa bàn toàn thành phố.

Trúc Lâm

Nhân viên 2 công ty bảo vệ “đại náo” Hùng Vương Plaza

16 nhân viên bảo vệ của Công ty Bảo Lâm đang làm nhiệm vụ tại Trung tâm thương mại Hùng Vương Plaza thì bị hơn 50 nhân viên bảo vệ của Công ty Long Hoàng ập đến đuổi đánh...

Sáng nay, 2/4, Công an phường 12, quận 5 (TP HCM) đã triệu tập ban Giám đốc công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ Bảo Lâm và công ty Dịch vụ Bảo vệ - Vệ sĩ Long Hoàng đến Công an phường làm việc. Lý do trước đó, đêm 31/3, nhân viên vệ sĩ 2 công ty này đã xô xát tại TTTM Hùng Vương Plaza.
Một số người dân sinh sống gần đây cho biết, khoảng 20h30 ngày 31/3, tại trung tâm thương mại Hùng Vương diễn ra cảnh rượt đuổi kinh hoàng. Hàng chục nhân viên trong trang phục của 2 công ty bảo vệ rượt đánh nhau xung quanh tòa nhà.

Hàng chục nhân viên bảo vệ gây náo loạn tại Hùng Vương Plaza đêm 31/3.

Nhóm nhân viên công ty Long Hoàng đi trên xe máy và xe ô tô ập đến, với hung khí trên tay rượt đuổi gần 20 nhân viên bảo vệ của công ty Bảo Lâm. Lúc xảy ra sự vụ, người đi đường và khách hàng mua sắm tại đây được một phen thót tim.

Ông Lưu Quang Lâm, Tổng Giám đốc công ty Bảo Lâm xác nhận với PV CAND Online: "Thời điểm xảy ra vụ hoảng loạn, có 16 nhân viên bảo vệ của Bảo Lâm đang đang làm nhiệm vụ thì bị hơn 50 nhân viên bảo vệ của công ty Long Hoàng bất ngờ ập đến".

Bà Đỗ Thùy Hạnh, Trưởng Ban quản lý Hùng Vương Plaza cho biết: "Do ngày 31/3 là hạn cuối chúng tôi ngưng hợp đồng bảo vệ với công ty Bảo Lâm. Trong khi đó, công ty Long Hoàng là đơn vị thay thế".

Được biết, vụ xô xát xảy ra khiến 2 người của công ty Bảo Lâm bị thương nặng. Số nhân viên tham gia vụ xô xát của công ty Long Hoàng tham gia ẩu đả không có trong danh sách hợp đồng với Hùng Vương Plaza.

Hiện, nguyên nhân của vụ xô xát trên đang được phía Công an phường 12, quận 5 làm rõ

Theo CAND

Bảo vệ BV Bạch Mai và Công an phường bắt cướp

Trốn cai nghiện ở BV Việt - Nhật, Kiên dùng dao đâm vào đầu một lái xe ôm nhằm chiếm đoạt xe máy. Lực lượng bảo vệ BV và Công an phường Phương Mai đang làm nhiệm vụ gần đó đã kịp thời bắt giữ tên cướp này.

Ngày 1/4, Công an phường Phương Mai (Đống Đa) cho biết đã bàn giao Hoàng Kiên, 27 tuổi, trú tại tổ 31 phường Đại Kim (Hoàng Mai) có hành vi cướp tài sản cho Công an phường Đồng Tâm (Hai Bà Trưng) để tiếp tục điều tra, xử lý theo qui định.

Trước đó, 19h ngày 30/3, Hoàng Kiên, đang điều trị cai nghiện tự nguyện tại Bệnh viện Việt - Nhật đã bỏ trốn khỏi bệnh viện, ra cổng yêu cầu anh Bế Việt Linh, 26 tuổi, ở phường Mai Dịch (Cầu Giấy), làm nghề xe ôm chở đi. Anh Linh không đồng ý liền bị Kiên đâm vào đầu nhằm chiếm đoạt chiếc xe máy.

Anh Linh hô hoán, Kiên đã bỏ chạy đến trước số nhà 199 đường Giải Phóng thì bị lực lượng Công an phường Phương Mai đang làm nhiệm vụ gần đó và bảo vệ bệnh viện Bạch Mai đuổi theo, kịp thời bắt giữ

Vệ sỹ bắt trộm ở Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng

Phát hiện một người dắt xe ra khỏi Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng với dáng vẻ khả nghi, hai vệ sĩ giám sát tại cổng đã đề nghị anh này xuất trình giấy tờ.

Khoảng 19h15' ngày 28/3, trong lúc đứng giám sát cổng Hải Phòng - Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, hai nhân viên bảo vệ Nguyễn Ngọc Luân và Lê Ngọc Lâm (nhân viên của Công ty DVBV Thắng Lợi) phát hiện thấy một thanh niên đang dắt xe máy BKS 43S9-1961 ra khỏi cổng bệnh viện, có nhiều dấu hiệu khả nghi nên đến hỏi thì người thanh niên tỏ ra lúng túng và không xuất trình được giấy tờ.

Hai nhân viên này đã báo cáo lên chỉ huy mục tiêu, đồng thời yêu cầu đối tượng vào phòng làm việc.

Qua xác minh, chiếc xe trên là của chị P.T.N.B. (24 tuổi, nhân viên của bệnh viện), không còn cách nào chối cãi, đối tượng đành cúi nhận toàn bộ hành vi trộm cắp của mình và khai tên là Trần Thanh Linh (20 tuổi, trú xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam).

Vụ việc đã được Công ty DVBV Thắng Lợi chuyển Công an phường Thạch Thanh tiếp tục điều tra, làm rõ

Bảo vệ Vinashin hành hung nhân viên truyền thông

TT - Khoảng 10g30 ngày 30-3, nhóm nhân viên sản xuất chương trình thuộc Công ty cổ phần Truyền thông VN (VBC), phát sóng trên kênh VTC5 (Đài truyền hình kỹ thuật số VN) đã bị bảo vệ của Tập đoàn kinh tế Vinashin hành hung ngay trước cửa trụ sở (đường Ngọc Khánh, Q.Ba Đình, Hà Nội) và thu giữ camera quay phim.

Anh Nguyễn Sinh Lượng cho biết là người của nhóm sản xuất chương trình "Tiếng nói người dân" của VBC. Khi nhóm nhân viên này đang có mặt phía ngoài trụ sở Vinashin để quay cảnh những chủ nợ của Vinashin đến làm việc thì một nhóm người từ trong Vinashin lao ra, trong đó có nhân viên bảo vệ, giằng máy quay của anh Lê Việt Hùng, sau đó đánh anh Hùng và đe dọa anh Lượng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, trung tá Hoàng Thọ Giáp, trưởng Công an phường Giảng Võ, cho biết công an phường đã thụ lý vụ việc. Ông Giáp cũng nói phía bảo vệ Vinashin đã đến cơ quan công an nộp lại camera thu giữ. Tuy nhiên, do hai bên trình báo có nhiều điều mâu thuẫn nên cơ quan công an vẫn đang điều tra làm rõ.

M.Q.

Thứ Bảy, 3 tháng 4, 2010

Bắt giam những nhân viên bảo vệ tham lam !

Sau kỳ nghỉ Tết, thủ kho của Xí nghiệp Sửa chữa phương tiện thuỷ bộ thuộc Công ty Vận tải và xếp dỡ thuỷ nội địa (Ninh Bình) kiểm kê lại tài sản thì thấy mất rất nhiều sắt. Thủ phạm chẳng phải ai xa lạ mà chính là số vệ sĩ trông coi bảo vệ ở đây.

Đã nhiều năm nay Xí nghiệp Sửa chữa phương tiện thuỷ bộ thuộc Công ty Vận tải và xếp dỡ thuỷ nội địa (Ninh Bình) gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý vật tư tài sản. Lợi dụng địa hình trống trải, gần sông nên kẻ gian thường đột nhập Xí nghiệp để lấy cắp vật tư tài sản.

Trong lúc đang rối bời về chuyện tài sản thường xuyên bị mất mát, thì Công ty cổ phần Dịch vụ bảo vệ, vệ sĩ Trung Hoa (có trụ sở tại đường 10, phố Thanh Xuân, phường Bích Đào, thành phố Ninh Bình) đã ký kết hợp đồng bảo vệ 24/24 giờ trong ngày với xí nghiệp này. Công ty bảo vệ vệ sĩ Trung Hoa đã cử 10 nhân viên bảo vệ đến Xí nghiệp Sửa chữa phương tiện thuỷ bộ để làm nhiệm vụ bảo vệ.

Hàng ngày cứ sau giờ làm, chị Nguyễn Thị Dần, thủ kho vật tư lại kiểm kê và bàn giao lại số tài sản cho vệ sĩ trông coi. Vậy mà, sau kỳ nghỉ Tết Mậu Tý, trở lại Xí nghiệp kiểm tra tài sản, chị Nguyễn Thị Dần phát hiện đã mất rất nhiều thanh sắt. Trước khi bàn giao, chị Dần đã đánh dấu rất cẩn thận.

Những thông tin trên được báo cáo lên Ban giám đốc Xí nghiệp và đề nghị cho kiểm kê thì 55 cây sắt lớn đã bị bốc hơi. Hỏi những nhân viên bảo vệ được giao nhiệm vụ bảo vệ họ cứ ngơ ngơ ngác ngác như không hề biết gì về việc này.

CQĐT Công an thành phố Ninh Bình đã phối hợp với Công an phường Bích Đào tập trung điều tra truy xét. Sau một thời gian thu thập chứng cứ, CQĐT làm rõ thủ phạm chẳng phải ai xa lạ mà chính là số vệ sĩ trông coi bảo vệ ở đây. Mới đầu những đối tượng này cứ quanh co, cuối cùng chúng đã phải thú nhận.

Khi được thủ kho bàn giao tài sản trông giữ, nếu tài sản nào chúng không ký nhận thì sẽ trộm cắp mang đi bán lấy tiền. Còn tài sản nào đã bàn giao có đánh dấu thì chúng tìm cách lấy cắp với thủ đoạn rút những thanh sắt ở giữa không đánh dấu, sau đó xếp lại như cũ. Với cách đó, chưa đầy 2 tháng hợp đồng bảo vệ, số vệ sĩ đã gây ra 9 vụ trộm cắp, tài sản trị giá hơn 60 triệu đồng. Số tài sản này chúng mang bán cho Phạm Thanh Hải làm nghề thu mua phế liệu ở phường Bích Đào.

Đồng loã với số bảo vệ gian tham này còn có Nguyễn Hải Hưng, là công nhân của Xí nghiệp. Buổi tối, Hưng vào Xí nghiệp chơi và biết số vệ sĩ này thường xuyên trộm cắp vật tư và anh ta cùng vào hùa với họ.

Ngày 27/2, CQĐT Công an thành phố Ninh Bình đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam các đối tượng: Ninh Văn Sĩ, Phạm Văn Hành, Đỗ Kim Trọng ở xã Mai Sơn, huyện Yên Mô; Bùi Văn Sinh ở xã Thượng Kiệm, huyện Kim Sơn; Phạm Văn Linh ở xã Khánh Hồng, huyện Yên Khánh; Phạm Văn Sơn, ở xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư; Lê Duy Trung ở xã Hoàng Đại, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Họ đều là vệ sĩ của Công ty Vệ sĩ Trung Hoa; Phạm Thanh Hải ở phường Bích Đào, thành phố Ninh Bình là kẻ tiêu thụ cũng bị khởi tố, bắt giam.

Theo Công An Nhân Dân

Bảo vệ doanh nghiệp nhà nước được dùng vũ khí

Theo hướng dẫn của Bộ Công an, tổ chức kinh tế nhà nước và lực lượng bảo vệ chuyên trách các doanh nghiệp nhà nước, công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 1 hoặc 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần nhà nước được trang bị, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ.

 

Trong công văn ra ngày 30/11, Bộ Công an cũng quy định chi tiết thủ tục đề nghị cấp giấy phép mua và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ. Theo đó, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 1 hoặc 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần nhà nước phải có công văn đề nghị mua và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ do chủ tịch hội đồng quản trị ký hoặc tổng giám đốc, giám đốc ký (đơn vị không có hội đồng quản trị). Trong hồ sơ còn phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 1 hoặc 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần nhà nước, quyết định thành lập lực lượng bảo vệ chuyên trách....

Còn các doanh nghiệp nhà nước, công ty nhà nước tiếp tục làm theo đúng hướng dẫn tại thông tư số 05/TT-BNV(C13) ngày 28/9/1966 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

Bộ Công an cũng quy định, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước 1 hoặc 2 thành viên trở lên được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước trước đây đã được trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ nay tiếp tục được đăng ký, sử dụng.

Thời gian qua, người của một số doanh nghiệp đã tuỳ tiện sử dụng vũ khí, dù không được phép. Chẳng hạn, đầu tháng 3, bảo vệ Công ty cổ phần Sản xuất vật liệu xây dựng Kênh Cầu (xã Đồng Than, Yên Mỹ, Hưng Yên) đã dùng súng bắn chết ông Lê Văn Diệp (68 tuổi) và làm bị thương anh Lê Văn Tú. Cuối tháng 12/2004, trong vụ xô xát tại khu vực khách sạn Camellia, Hải Phòng, Nguyễn Quốc Minh (Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần dịch vụ bảo vệ Toàn Cầu) rút súng bắn liền 2 phát. Viên đạn đầu tiên trúng đèn trần, viên thứ hai xuyên qua ngực sinh viên Đỗ Văn Quảng.

A.Thư

Việt Báo (Theo_VnExpress.net

Lâm tạc tàn phá trạm bảo vệ rừng !

Chiều 16/3, một nhóm khoảng 20 lâm tặc đã xông vào Trạm bảo vệ rừng số 4 - Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, đuổi đánh cán bộ bảo vệ rừng, đập phá tan tành nhà trạm bảo vệ và tài sản.
Ghi nhận của PV Dân trí tại hiện trường Trạm bảo vệ rừng số 4 của Khu bảo tồn Kẻ Gỗ (xã Hương Trạch, huyện Hương Khê) sau một ngày bị lâm tặc tổ chức đập phá, hầu như tất cả các tài sản trong trạm như bàn ghế, giường tủ, tivi, radio, bình ắc quy đến các dụng cụ, đồ dùng sinh hoạt hằng ngày đều bị lâm tặc đập phá tan tành.

Một ngày sau vụ đập phá

Chưa hết, nhóm lâm tặc còn mạt sát, tấn công các cán bộ bảo vẹ trong trạm, trong đó anh Nguyễn Trọng Hải - một cán bộ bảo vệ rừng - ra can ngăn đã bị chém vào tay.

Các cán bộ thuộc Trạm bảo vệ rừng số 4 cho biết, sự việc xuất phát từ việc trước đó, vào khoảng 15h cùng ngày, trong lúc tuần tra tại tiểu khu 354 trên địa bàn huyện Kỳ Anh, họ đã phát hiện một nhóm người mang theo cưa xăng và các dụng cụ khai thác vận chuyển gỗ vào rừng. Đoàn đã lập biên bản tạm giữ số tang vật nói trên để xử lý.

Cán bộ trạm thu giọn tang vật chứng trước khi trình cơ quan chức năng

Gần như ngay sau đó, nhóm người trên đã mang theo gậy gộc, mã tấu, lưỡi cưa xông vào trạm đập phá tài sản, đe dọa, rượt chém nhân viên bảo vệ rừng và ngang nhiên cướp lại toàn bộ số tang vật bị thu giữ.

Sau khi sự việc xảy ra, lãnh đạo Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ đã khẩn cấp báo cáo lên Công an huyện Hương Khê và Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh nhằm sớm vào cuộc tìm ra thủ phạm, có biện pháp bảo vệ các cán bộ của trạm trước nguy cơ bị trả thù.

Một ngày sau khi trạm bị lâm tặc tấn công, một đoàn cán bộ của Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ đã có mặt bảo vệ hiện trường, tổ chức lực lượng sẵn sàng bảo vệ các cán bộ trước nguy cơ bị trả thù.

Đặc biệt, trong báo cáo khẩn cấp nói trên, lãnh đạo Khu Bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ bước đầu nhận diện, nhóm người trên đến từ xóm 2, làng Mới, xã Hưng Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.

Văn Dũng - Bá Hải

Cựu vệ sĩ được ứng cử trở thành thủ tướng

Boiko Borisov, một cựu vệ sĩ nổi tiếng tại Bulgari với biệt danh "Người dơi", được dự đoán sẽ giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử và trở thành thủ tướng nước này.

Ông Borisov bỏ phiếu tại thủ đô Sofia vào ngày 5/7. Ảnh: AP.

Cử tri Bulgari đi bỏ phiếu vào ngày 5/7 để bầu ra 240 ghế trong quốc hội. Cuộc tổng tuyển cử diễn ra trong bối cảnh quốc gia Đông Âu đang đối mặt với tình trạng tham nhũng tràn lan và khủng hoảng kinh tế. Trước đó, EU quyết định cắt khoản viện trợ 281 triệu USD cho Sofia do chính quyền Thủ tướng Sergei Stanishev không thành công trong việc giải quyết nạn tham nhũng và trấn áp tội phạm.

Kết quả của nhiều cuộc thăm dò dư luận - được công bố vào tối hôm qua - cho thấy đảng GERP của ông Borisov có thể giành tới 40% số phiếu bầu, trong khi Thủ tướng Stanishev giành chưa tới một nửa con số đó. Hiện ông Borisov là thị trưởng thành phố Sofia. Phát biểu trước các phóng viên, Borisov tuyên bố ông sẽ xúc tiến việc thành lập chính phủ mới ngay sau khi kết quả kiểm phiếu cho thấy đảng GERP dẫn đầu.

Sở hữu một thân hình vạm vỡ, Borisov, 50 tuổi, từng làm vệ sĩ trước khi trở thành thị trưởng của thủ đô Sofia vào tháng 11/2005. Khi còn hành nghề vệ sĩ ông được mệnh danh là "Người dơi" nhờ những hành động dũng cảm và táo bạo. Borisov cam kết giải quyết triệt để nạn tham nhũng và sự hoành hành của các băng đảng tội phạm.

Thị trưởng Borisov thành lập đảng GERP vào ngày 3/12/2006. Đương kim Thủ tướng Sergei Stanishev là chủ tịch đảng Xã hội. Trong khi đó, hiện Bulgari là một trong những nước thành viên nghèo nhất của Liên minh châu Âu (EU).

Minh Long (theo Telegraph

Công ty bảo vệ chuyên nghiệp nói về việc bảo vệ “mục tiêu" đặc biệt.

Tại thời điểm hiện tại , Tp Hồ Chí Minh có gần 200 công ty dịch vụ bảo vệ bảo vệ vì vậy các công ty dịch vụ bảo vệ phải làm tốt khâu tuyển chọn bảo vệ, không để xảy ra tình Xem ảnh với kích cỡ đầy đủtrạng bảo vệ cũng chính là kẻ gây án như một số vụ án bắt cóc tống tiền gần đây. Khi nhận hợp đồng bảo vệ tại các ngân hàng, tiệm vàng (mục tiêu cố định) tất cả các nhân viên được giao nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu đều phải trải qua lớp huấn luyện đặc biệt để có khả năng nhận biết tội phạm, giải quyết những tình huống giả định đặt ra.
 
Có những hợp đồng bảo vệ áp tải tiền có giá trị lớn chúng tôi sẽ tùy theo số lượng hàng, tiền, vàng mà mà bố trí nhân viên bảo vệ một cách thích hợp để đảm bảo làm sao hàng phải được bảo vệ một cách an toàn nhất. Tất cả các nhân viên được trang bị các thiết bị bảo vệ phụ trợ như: dùi cui bộ đàm, ba trắc.... Nhân viên bảo vệ sẽ trực tiếp đi cùng với thân chủ hay thủ quỹ trên một xe ôtô, các bảo vệ còn lại sẽ đi bằng xe Honda theo sát phía sau xe chở hàng. Trong trường hợp xảy sự cố các nhân viên bảo vệ trong sẽ điện thoại thông báo vệ công ty để được hỗ trợ, và dùng ĐTDĐ gọi cho Cảnh sát 113 hay cơ quan CA gần nhất. Hai nhân viên đi xe Honda còn lại bằng mọi cách phải tiếp cận được đối tượng để khi cần có thể khống chế bọn cướp.

Nhân viên trước khi nhận nhiệm vụ phải kiểm tra thực địa xung quanh mục tiêu mình cần bảo vệ như đường đi lối lại, hiện trạng xung quanh, thành phần dân cư, mức độ Xem ảnh với kích cỡ đầy đủphức tạp của khu dân cư... (thăm dò qua chính quyền địa phương và tổ dân phố). Khi nhận nhiệm vụ phải nhận biết và đề phòng những người có mặt xung quanh mục tiêu từ xe ôm, bán báo, vé số dạo, người đi đường và đặc biệt là nhận mặt khách đến giao dịch. Trong lúc làm nhiệm vụ không được lơ là trước những sự cố đụng xe, đánh nhau, rượt đuổi... hoặc những chi tiết như khách đến hai người, nhưng một người ngồi đợi trên xe phía ngoài hay khách dẫn người nhà tới la lối đòi trả lại hàng hoá... Vì đây có thể là màn kịch do bọn tội phạm dàn cảnh nhằm đánh lạc hướng nhân viên bảo vệ để dễ dàng hành động và khống chế.

Theo T uổi Trẻ

St. Petersburg và mốt những nữ vệ sĩ tóc vàng !

Mới nghe về một vệ sĩ ta người thường tưởng tượng ra những tay súng cao to, giỏi võ, khoẻ như bò tót và có tài bắn súng hai tay như một. Nhưng ở nhiều quốc gia, khái niệm vệ sĩ lúc này được mở rất rộng. Đặc biết nhất, ở các quốc gia Đông Âu vừa gia nhập EU, nghề vệ sĩ bắt đầu xuất hiện gồm cả nam và nữ. Những nam nữ vệ sĩ này được đào tạo hẳn hoi, có võ công đủ để khống chế một hai người bình thường. Nhu cầu vệ sĩ ở các quốc gia này trở thành một nhu cầu không thể thiếu bởi những nhà buôn sắp trở thành những ông chủ tương lai.



Những nữ vệ sĩ tại St. Petersburg (Nga)

Cũng bởi khi làm ăn buôn bán với những công ty nước ngoài hay cùng trong cộng đồng, ông chủ đi kèm theo với một vệ sĩ bất kể giới tính, bao giờ cũng oai phong lẫm liệt là mốt thời thượng.

Với sự ra đời của một loạt những ông chủ lớn nhỏ, vệ sĩ bắt đầu trở thành nhu cầu cấp thiết và có thật, nghề vệ sĩ cũng vì thế mà phát triển ở Nga đến mức chóng mặt. Nhưng thay vì cho những chàng trai đầu cạo trọc, mắt đeo kính đen cao trên 1,8m vệ sĩ ở Nga lại là những cô gái đẹp mảnh mai có mái tóc vàng rực như lửa !!!

St.Petersburg, thành phố lớn thứ 2 nước Nga sau Mát-xcơ-va là trung tâm du lịch, giao dịch thương mại, thủ phủ của các loại tội phạm nên phong trào thuê vệ sĩ phát triển rộng rãi. Những ông chủ giàu có thường dành từ 600 đến 2500 đô la hàng tháng cho đội quân này. Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nhân phải thật sự đối mặt với nguy hiểm, thì có nhiều người thuê vệ sĩ chỉ để phô trương vị thế xã hội của mình. Hiện nay tại St.Petersburg, có nhiều phụ nữ hành nghề vệ sĩ. Một đặc điểm là khi chọn lựa những vệ sĩ nữ, các quý ông, hay ít nhất là các thương gia Nga, thường thích những cô gái xinh đẹp, trẻ với mái tóc vàng hoe.

Viktoria Korchagina - một cô gái mảnh khảnh, với mái tóc hoe vàng trở thành vệ sĩ khi đang tình cờ nhấm nháp tách trà xanh tại khu đô thị sầm uất của St.Petersburg. Viktoria Korchagina, 40 tuổi mẹ của 3 cậu bé, hiện là Chủ tịch Hiệp hội vệ sĩ Tây Bắc quốc gia Nga, đã hành nghề bảo vệ cho những khách hàng của mình trong suốt 10 năm qua.

Theo số liệu thống kê của những chuyên gia Nga, phụ nữ chiếm hơn 7% số vệ sĩ ở Nga. Cô sinh viên 25 tuổi Korchagina, tốt nghiệp khoa vật lý, nói: Những người đàn ông quyết định lựa chọn vệ sĩ nữ biết chính xác họ cần gì ở các cô gái vệ sĩ này. Tính chuyên nghiệp không phải là tiêu chuẩn đầu tiên. Khi người đàn ông thuê 1 phụ nữ làm vệ sĩ, điều đầu tiên ông ta quan tâm đến là vóc dáng, và thường là họ thích những cô gái tóc vàng. Trong nghề này, những phụ nữ có vẻ ngoài khô cứng sẽ rất khó tìm việc.

Có nhiều người đàn ông đơn giản thích dành thời gian ở công ty với những phụ nữ đẹp, và kết quả là nhiều khi nữ vệ sĩ gặp rắc rối với các bà vợ của khách hàng.

Korchagina vui vẻ tiết lộ: Nhiều bà vợ ban đầu rất hay ghen, tuy nhiên sau đó họ nhận ra rằng tôi không hề có ý định lãng mạn nào với phu quân của họ, và tôi làm việc bình thường. Trong trường hợp này bà vợ của đức ông chồng kia lại phải thuê một thám tử tư, đương nhiên là đàn ông để theo dõi quan hệ của chồng mình, tạo thành một cái vòng vệ sĩ khá nực cười.

Thỉnh thoảng người thuê Korchagina cũng là phụ nữ, trong đó có Sarah Ferguson, phu nhân của quận công xứ York ở Anh. Bà đã thuê Korchagina trong suốt chuyến thăm của bà tới Nga năm 1998.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều doanh nhân Nga thấy cần phải thuê người để bảo vệ gia đình, và nhiều khi họ cần có một phụ nữ để trông nom con cái và vợ.

Ví dụ như trường hợp của Alexei, 1 doanh nhân 2 năm trước đây đã thuê 1 nữ vệ sĩ cho vợ. Ông nói: Công việc của tôi có nhiều vấn đề nhạy cảm, và tôi muốn bảo vệ vợ mình, nhưng thật không hay khi có một người đàn ông lúc nào cũng ở cạnh cô ấy mỗi ngày. Nhà doanh nghiệp này còn cho biết: Đầu tiên, mối quan hệ giữa vợ tôi và người nữ vệ sĩ có vẻ căng thẳng, tuy nhiên mọi việc nhanh chóng được cải thiện. Nhưng thậm chí là thuê cho vợ, nhưng Alexei vẫn khẳng định rằng ông thích thuê những phụ nữ trẻ, đẹp, tóc vàng, miêu tả họ như Svetlana một cái tên luôn gợi cho mọi người về một thiếu nữ Nga xinh đẹp.

HNM

Vệ sĩ cho doanh nhân Việt ở Nga

Vệ sĩ cho doanh nhân Việt ở Nga

 

Đầu những năm 1990, việc có những vệ sĩ Nga cao to, lừng lững kè kè bên cạnh là niềm tự hào đối với các "đại gia" Việt ở Matxcơva. Bây giờ khâu làm oai đó chỉ là thứ yếu, tính mạng và tài sản mới là điều quan trọng.

 

Nhưng vệ sĩ có phải lúc nào cũng là thần hộ mệnh bất khả xâm phạm?

Ở Nga hiện có gần 4 000. công ty bảo vệ tư nhân (viết tắt tiếng Nga là CHOP). Các công ty này quảng cáo họ có trong tay những "thanh niên cường tráng, võ nghệ cao cường, bắn súng cả hai tay và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho tính mạng và tài sản của thân chủ".

Để bảo vệ và để... thị uy!

Có thể có những vệ sĩ tư đẳng cấp cao như thế thật. Nhưng trên thực tế trong các vệ sĩ đang hành nghề ở Nga tỉ lệ đạt chuẩn chỉ gần 10%. Chất lượng của các vệ sĩ đang hộ tống một số doanh nhân Việt ở Matxcơva càng khó nói hơn, số lượng cũng rất ít. Nói tóm lại, "thị phần Việt" của nghề vệ sĩ tư ở Nga là quá ít ỏi.

Anh H., một người Việt rất am hiểu tình hình cộng đồng Việt Nam ở Nga, nhẩm tính: có khoảng 20 vệ sĩ tư người Nga làm việc cho các "đại gia" Việt theo đúng nghĩa. Con số này có thể thay đổi liên tục. Sử dụng nhiều vệ sĩ nhất là ông L.H., một người chuyên kinh doanh chợ. Ông này có một đội vệ sĩ Nga gồm tám người cao to, rắn rỏi, chia làm hai ca. Đi bất cứ đâu ông L.H. cũng có bốn vệ sĩ Nga vây quanh. Đội bảo vệ người Nga, người Việt ở công ty và tư dinh của ông rất đông nhưng số này không được xếp vào hạng vệ sĩ. Một số thành viên quan trọng của công ty ông L.H. khi đi thị sát ngay trong chợ cũng có một vệ sĩ đi kèm. Các "đại gia" Việt khác thường chỉ sử dụng một hoặc hai vệ sĩ Nga. Cùng với vệ sĩ Nga thường có vài ba vệ sĩ Việt kiêm nhiệm nhiều chức năng: thư ký, kế toán, lái xe, cần vụ... Một vài doanh nhân Việt sử dụng vệ sĩ Nga tùy theo từng thời điểm, theo từng vụ việc cụ thể, có khi chỉ để "trang trí" hoặc để... thị uy với chính những người đồng hương của mình.

Sử dụng vệ sĩ Nga chủ yếu là những người Việt kinh doanh chợ, "ốp" bán hàng (thương xá) và các lĩnh vực "nhạy cảm" liên quan đến tài chính, ngân hàng. Đó là những người có những khoản siêu thu nhập, va chạm quyền lợi với nhiều người và bị giới tội phạm "đặc biệt quan tâm". Tuyệt đại đa số các nhà doanh nghiệp VN ở Nga dù là triệu phú đôla thì vẫn "ẩn dật", lẫn vào hàng chục nghìn người chạy chợ bình thường. Tại chợ Vòm có cả trăm người mà vốn liếng chỉ đứng sau các "đại gia lộ diện" nhưng bề ngoài vẫn lam lũ, không sắm xe đẹp, không thuê hay mua "kva" (căn hộ) xịn mà ở ký túc xá chật chội, thiếu vệ sinh. Họ không có nhu cầu thuê vệ sĩ Nga cũng như những nhu cầu khác khiến họ khác biệt với đám đông.

Mạo hiểm nhất là lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Các vụ người Việt bị cướp vào cuối tháng năm và tháng 6-2007 gần khu nhà ở của cán bộ đại sứ quán và cán bộ cơ quan thương mại VN đều có liên quan đến hai lĩnh vực nói trên. Thời gian và địa điểm xảy ra vụ cướp cũng khớp với qui luật chung - khi ôtô dừng lại để nhận tiền vào hay chuyển tiền ra.[.....]

Tại Nga cho đến nay vẫn chưa có điều luật chính thức hóa việc bảo vệ thân thể nên các doanh nhân Việt phải ký hợp đồng bảo vệ tài sản với các vệ sĩ tư. Tài sản gì cũng được, dù chỉ là chiếc điện thoại. Chưa có nghề vệ sĩ tư về mặt pháp lý, kéo theo chưa có qui định về chức năng và nghĩa vụ chuyên môn một cách chặt chẽ.

Doanh nhân Việt ký hợp đồng với CHOP để có vệ sĩ hộ tống nhưng không được bảo đảm về sức khỏe và tính mạng. Thực chất là công ty bảo vệ ở Nga không chịu trách nhiệm về hành vi và nghĩa vụ của vệ sĩ. Cũng bởi chưa chính thức có nghề vệ sĩ tư ở Nga nên chưa có tiêu chí rõ rệt để đánh giá trình độ của các vệ sĩ. Các doanh nhân Việt tuyển vệ sĩ chủ yếu qua lời giới thiệu của bạn bè, bằng cảm tính và bằng... may rủi, giống như mua mèo trong bị. [....]

theo TRẦN QUANG VINH (Matxcơva)

Phụ nữ Ảrập Xêút làm vệ sĩ

Phụ nữ Ảrập Xêút làm vệ sĩ

 

Trong tình trạng thiếu việc làm xứng với năng lực và bị gạt khỏi nhiều vị trí hấp dẫn, một số phụ nữ Ảrập Xêút đã thử sức mình trong lĩnh vực khá mới mẻ - đó là làm nhân viên an ninh tại các cơ sở, khu buôn bán đông đúc.

Phụ nữ Ảrập Xêút (Ảnh blpwebzine)
Hoàn cảnh khó khăn của các phụ nữ cho thấy tình trạng xuống dốc trong hệ thống giáo dục của vương quốc này, nơi tung ra hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp mỗi năm nhưng phần lớn không đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Không đủ cơ hội việc làm hợp với khả năng và địa vị nên các phụ nữ đã đi làm vệ sĩ.

Fatima Al-Zahrani, một sinh viên tốt nghiệp trường sư phạm nói: "Tôi vào một công ty vệ sĩ 9 tháng trước làm bảo vệ tại một phố buôn bán lớn. Thiếu cơ hội việc làm, đặc biệt ở lĩnh vực chuyên môn của tôi, khiến tôi chẳng có lựa chọn nào trừ công việc này. Bởi nghề của tôi là giảng viên đào tạo, nhưng tôi không thể chờ trong nhiều năm cho tới khi tìm được việc làm. Tôi cần kiếm kế sinh nhai để giảm bớt gánh nặng cho gia đình".

Cô nói, xã hội có thể coi thường cô, nhưng điều này không khiến cô buồn chán kể từ khi cô tự kiếm tiền lo cho cuộc sống một cách đàng hoàng.

Munira Al-Esami, một nữ nhân viên an ninh khác, cũng đã tốt nghiệp cho biết. "Tôi rất giận khi ai đó hỏi tôi về trình độ chuyên môn và công việc tôi làm. Điều này cho thấy mọi người đưa ra phán xét mà không muốn biết hoàn cảnh đã buộc tôi chấp nhận vị trí hiện tại. Tôi mong tìm một việc thích hợp. Tôi tốt nghiệp trường dịch vụ xã hội. Tôi rời trường để tìm việc làm ở các bệnh viện và trường học, nhưng tất cả nỗ lực của tôi đều vô nghĩa", cô nói.

"Tôi thấy hạnh phúc", Munira khẳng định. "Vì tôi đã tìm được công việc đáp ứng phần nào nhu cầu tài chính. Nhưng tôi buồn bởi không tận dụng được những gì đã học và dùng đến bằng cấp. Tuy vậy, tôi tự hài lòng với chính mình. Chẳng có gì là xấu miễn là tôi đang trải qua một cuộc sống xứng đáng, và tôi không ngửa tay nhờ sự giúp đỡ của người khác".

Theo Ali Al-Zahrani, trưởng giám sát công ty bảo vệ tại phố buôn bán lớn ở Jeddah thì: "Hầu hết phụ nữ làm bảo vệ đều là những người đã tốt nghiệp đại học. Thực tế, xã hội đang có nhu cầu lớn về công việc này".

Các nữ nhân viên an ninh không bao giờ lẫn với nam giới khi họ làm việc trong các khu vực dành riêng cho phụ nữ. "Sự có mặt của họ tại các khu vực này rất quan trọng bởi họ có quyền vào những nơi mà nam giới không được phép vào, như nhà vệ sinh nữ và các khu cầu nguyện. Điều đó giải thích tại sao chúng tôi cần tới họ", Ali cho biết.

  • VĐNH.VN theo: VietNamNet Kỳ Thư (Theo saudigazette)

 

Công tác bảo vệ Bác Hồ về lại Thủ đô đã được chuẩn bị như thế nào?

Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi, Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo cấp cao cùng các cơ quan Trung ương, Chính phủ rời căn cứ địa Việt Bắc về tiếp quản thủ đô Hà Nội, tiếp tục lãnh đạo nhân dân ta đấu tranh đi đến thống nhất cả nước.

Tình hình an ninh và trật tự ở Hà Nội sau Hiệp định Giơnevơ (ký kết ngày 20/7/1954) còn nhiều phức tạp. Bọn phản động tay sai như Việt Nam Quốc dân đảng, Đại Việt, Phục Quốc... đã và đang tăng cường các hoạt động chống phá việc tiếp quản thủ đô Hà Nội của chúng ta.

Kế hoạch bảo vệ Bác Hồ về thủ đô được Trung ương chỉ đạo hết sức chặt chẽ. Đồng chí Lê Thanh Nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương được giao thành lập một tổ công tác tiền trạm để gấp rút tiến hành những công việc chuẩn bị đón Bác cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan Trung ương, Chính phủ về Hà Nội.

Đồng chí Lê Thanh Nghị trực tiếp chỉ định những đồng chí trong tổ công tác tiền trạm gồm: đồng chí Tạ Quang Chiến công tác tại Văn phòng Phủ Thủ tướng, phụ trách thanh niên xung phong (sau này đồng chí Tạ Quang Chiến là Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục Thể thao); đồng chí Phan Văn Xoàn - Cục Cảnh vệ Bộ Công an (sau này đồng chí Phan Văn Xoàn là Thiếu tướng, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ); đồng chí Quách Quý Hợi - Cục Cảnh vệ, đồng chí Nông Đức Chiến (Bộ Tổng tham mưu), đồng chí Tạ Đình Hiểu - Trung đoàn trưởng kiêm Chính ủy Trung đoàn 600 thuộc Sư đoàn 350 (đồng chí Tạ Đình Hiểu sau này là Thiếu tướng, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân khu thủ đô).

Tổ công tác tiền trạm do đồng chí Tạ Quang Chiến làm tổ trưởng. Tổ công tác nhanh chóng xây dựng kế hoạch bảo vệ trên đường về. Công tác bảo vệ Bác Hồ lúc đó, việc đầu tiên phải làm là xác định tuyến đường đi, tính toán từng trạm nghỉ dừng chân trên đường; chỗ làm việc và ăn nghỉ tạm thời của Bác Hồ tại thủ đô Hà Nội, phối hợp với Ban Tài chính Quản trị Trung ương lo địa điểm nơi ở và làm việc của Bác, bố trí lực lượng trinh sát và phối hợp với lực lượng quân đội và công an các địa phương có liên quan kết hợp bảo vệ.

Bác Hồ đến thăm và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ - Xuân Quý Mão 1963.

Việc xác định tuyến đường đi cũng có nhiều ý kiến. Có ý kiến cho rằng hòa bình đã lập lại, tuổi Bác đã cao nên để Người đi ôtô từ căn cứ Yên Sơn qua Thái Nguyên, theo Quốc lộ 3 về Hà Nội. Nhưng làm sao có thể yên tâm đi theo tuyến đường này vì dọc Quốc lộ 3 nhất là khu vực giáp ranh Hà Nội như Cầu Đuống, Gia Lâm hai bên đường đồn bốt còn nhan nhản. Nhiều nơi ngụy quân tan rã tại chỗ, các phần tử chống đối cách mạng còn đang lẩn trốn, vũ khí rơi vãi sau chiến tranh ta chưa quản lý được. Những vấn đề trên, mặc dù ta hết sức cảnh giác, nhưng thực sự chưa đảm bảo an ninh.

Cũng có ý kiến đưa ra là các đội viên cận vệ cùng Bác hành quân bằng ôtô, vừa hành quân bộ, đi từng đoạn, nghỉ nắm tình hình đoạn đường tiếp theo rồi hành quân tiếp. Đoàn nào có điều kiện an toàn đảm bảo tốt thì đi bằng ôtô, đoạn nào có dấu hiệu còn chưa an tâm thì hành quân bộ...

Sau khi tìm chọn và xây dựng phương án xong, bộ phận tiền trạm quay lại ATK. Sau khi nghe bộ phận tiền trạm báo cáo cụ thể, Bộ Công an trình lên Bác và Người quyết định đi theo đường mà tổ tiền trạm đã chuẩn bị. Đó là con đường có thể hành quân hoàn toàn bằng ôtô nhưng đảm bảo an toàn từ ATK Yên Sơn qua Văn Lãng thuộc Đại Từ, Thái Nguyên, qua Vĩnh Yên rồi sau đó theo Quốc lộ 2 về thị xã Sơn Tây để về Hà Nội.

Trước khi về tiếp quản thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Đền Hùng, tại đây người căn dặn cán bộ, chiến sĩ: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước".

Đoàn bảo vệ Bác và một số đồng chí Thường vụ Trung ương Đảng ngay từ đầu tháng 8/1954 đã chuyển địa điểm từ Yên Sơn (Tuyên Quang) về thôn Vai Cầy, xã Văn Lãng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên theo đường mà tổ công tác tiền trạm chuẩn bị trước. Tại đây Bác đã triệu tập toàn bộ cán bộ, chiến sĩ (CBCS) bảo vệ và phục vụ để căn dặn trước khi về thủ đô Hà Nội. Người nói: "Bác cháu ta từng chịu gian khổ trong kháng chiến đã quen, nay về Hà Nội, địch chiếm đóng lâu năm, đầy rẫy những cảnh sống xa hoa, trụy lạc nên dễ nảy sinh tư tưởng thèm muốn hưởng thụ. Vì vậy, Bác dặn các cô các chú phải vững vàng, đừng sa ngã trước "viên đạn bọc đường". Lời dạy của Bác có ý nghĩa giáo dục vô cùng to lớn với Lực lượng Công an và Lực lượng Quân đội về tiếp quản thủ đô.

Trong những ngày lưu lại ở Vai Cầy, đoàn bảo vệ Bác đã đưa Người đến thăm Đền Hùng tại xã Hy Cương, huyện Lâm Thao (nay là huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ). Bác đã đến thăm và nói chuyện với Đại đoàn quân Tiên Phong (tức Sư đoàn 308 - lực lượng chủ lực về tiếp quản thủ đô). Tại buổi nói chuyện, Bác đã căn dặn CBCS: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước". Nói chuyện xong, Người trở lại Vai Cầy, nơi dừng chân cuối cùng ở căn cứ địa Việt Bắc trước khi trở về tiếp quản Thủ đô.

Ngôi nhà ba gian trong Phủ Chủ tịch.

Ngày 12/10/1954, đơn vị trực tiếp bảo vệ Bác rời Đại Từ (Thái Nguyên) về thị xã Sơn Tây. Tại thị xã Sơn Tây, Bác ở và làm việc tại một trạm thủy lợi ngay chân đê thuộc thôn Phù Xa, xã Viên Sơn. Địa điểm này là ngôi nhà cấp bốn nhưng rất thoáng mát, bảo vệ tiếp cận nơi nghỉ của Người gồm đồng chí Hoàng Hữu Kháng, Long Văn Nhất, Nguyễn Văn Dũng, Phạm Văn Nền kiêm lái xe.

Ngày 14/10/1954, Bác rời thị xã Sơn Tây về Hà Nội. Những ngày đầu ở thủ đô, Bác ở và làm việc tại ngôi nhà trong Nhà thương Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Hữu Nghị). Bác ở và làm việc tại phòng 14 đầu hồi trên tầng hai (nay là nhà A4 - Khoa Tim mạch) có cửa sổ nhìn xuống cổng phía đường Trần Khánh Dư, ở vị trí này rất dễ quan sát khi có động tĩnh mà lại thoáng mát. Vì là địa điểm được chuẩn bị trước nên công tác bảo vệ không những đảm bảo chặt chẽ mà còn có nhiều thuận lợi. Lực lượng vũ trang của Trung đoàn 600 có một trung đội bảo vệ vòng ngoài, các lối đi, cổng ra vào đều bố trí trạm gác, tuần tra, bên trong do lực lượng bảo vệ tiếp cận canh gác thường xuyên 24/24giờ.

Bác ở và làm việc tại Nhà thương Đồn Thủy đến tháng 12/1954 thì Trung ương đón Người về ở trong khu Phủ Chủ tịch. Theo ý định của Trung ương muốn mời Bác về ở và làm việc tại ngôi nhà Phủ Toàn quyền được sửa sang tu bổ lại sạch sẽ để tiện chủ trì các cuộc họp Chính phủ, tiếp khách trong nước và nước ngoài. Khi nghe đồng chí Nguyễn Lương Bằng báo cáo ý định này của Trung ương, Bác đến xem và khen ngôi nhà to và đẹp nhưng quyết định không ở và cho tu sửa lại căn nhà ba gian gần bờ ao cách Phủ Chủ tịch khoảng 300 mét để ở. Căn nhà này vốn là nơi ở của người thợ điện làm việc cho chế độ cũ nay bỏ không. Người nói: "Một mình Bác ở như vậy là vừa rồi, lại gần Phủ Chủ tịch khi hội họp tiếp khách đi bộ sang cũng tiện".

Ngày 19/12/1954, đúng chín năm, kể từ ngày Bác Hồ phải rời thủ đô Hà Nội trở lên Việt Bắc để tiếp tục lãnh đạo cuộc trường kỳ kháng chiến chống Pháp; nay Bác dọn về ở trong Phủ Chủ tịch. Công tác bảo vệ Bác tại đây có nhiều thuận lợi, lực lượng vũ trang của Trung đoàn 600 bảo vệ vòng ngoài; vòng trong Lực lượng Cảnh vệ lập các trạm gác hóa trang, có bảo vệ tiếp cận ngày đêm nơi Bác ở và làm việc.

Mặc dù tình hình an ninh chính trị và trật tự xã hội ở thủ đô Hà Nội những ngày mới giải phóng hết sức phức tạp, bọn phản động tay sai đế quốc Mỹ và Pháp như Đại Việt, Việt Nam Quốc dân đảng, Phục quốc... tích cực chống phá ta, tìm cách cài lại bọn tay sai để thực hiện âm mưu phá hoại, nhất là tìm cách ám hại lãnh tụ. Nhưng được sự chỉ đạo thống nhất và chặt chẽ của Trung ương mà trực tiếp là Bộ Công an, Lực lượng Cảnh vệ đã phối hợp với Lực lượng Quân đội và các lực lượng có liên quan bảo vệ an toàn Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước những ngày về tiếp quản thủ đô Hà Nội

Nguyễn Đức Quý - An ninh thế giới số 899