Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

Interpol đến Việt Nam bàn chuyện chống buôn bán hổ trái phép

Hôm nay 2/12, tại Hà Nội, Đại diện một số tổ chức, hiệp ước quốc tế và các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam đã phối hợp tổ chức hai ngày hội thảo " Tăng cường các cơ chế quốc tế trong đấu tranh chống buôn bán trái phép hổ và các loài hoang dã khác".

Đại diện từ các tổ chức quốc tế lớn như Cảnh sát quốc tế (INTERPOL), Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc (UNODC), Ban Thư ký CITES quốc tế, Tổ chức Hải Quan Thế giới (WCO), Mạng lưới Thực thi Pháp luật về loài hoang dã ASEAN (ASEAN-WEN), Cơ quan Quản lý Vườn quốc gia Nam Phi, Tổ chức TRAFFIC - Chương trình tiểu vùng Sông Mê Kông, Hiệp hội bảo tồn loài hoang dã thế giới (WCS) sẽ họp cùng gần 30 đại diện từ các cơ quan thực thi pháp luật cấp Trung ương và một số tỉnh giáp biên giới của Việt Nam.

Các đại biểu tham gia hội thảo
Các đại biểu tham gia hội thảo

Hội thảo nhằm chia xẻ kinh nghiệm và tăng cường các mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kiểm soát buôn bán các mẫu vật động vật, thực vật hoang dã trái phép xuyên biên giới.

Các cuộc thảo luận sẽ xoay quanh những biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã qua biên giới, đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia thực thi pháp luật về phòng chống các tội phạm quốc tế khác mà có liên quan tới buôn bán loài hoang dã trái phép như buôn bán ma túy và buôn người trên phạm vi toàn thế giới.

Tăng cường đấu tranh chống buôn bán Hổ là
Hội thảo sẽ tập trung vào nạn buôn bán trái phép Hổ

Hội thảo cũng là cơ hội để các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam và quốc tế trao đổi về những khó khăn và giải pháp trong công cuộc đấu tranh chống nạn buôn bán động thực vật hoang dã trái phép, hướng đến mục tiêu tăng cường các cơ chế hiện có nhằm kiểm soát hiệu quả hơn các hoạt động buôn bán trái phép loài hoang dã xuyên biên giới.

 

CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) là thỏa thuận đa phương chủ yếu để kiểm soát việc buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã trên toàn thế giới.

Tiến sĩ Hà Công Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, cho biết: "Hội thảo này là một cơ hội tốt để các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam và các Tổ chức quốc tế chia xẻ kinh nghiệm và tăng cường phối hợp các nỗ lực nhằm đấu tranh chống nạn buôn bán trái phép mẫu vật động vật, thực vật hoang dã trên phạm vi toàn cầu trong khuôn khổ thực thi các hoạt động của ASEAN-WEN và CITES."



Tùng Anh

Nước Việt Nam những năm chống Pháp

Năm 1857 chính phủ Pháp thông qua quyết định đánh chiếm Việt Nam. Nhưng do sự đánh trả quyết liệt của những người yêu nước Việt Nam, phải sau 30 năm, thực dân Pháp mới thiết lập được quyền thống trị của họ trên toàn lãnh thổ Việt Nam (1887).

Nhà Nguyễn (1802-1945), trải qua 13 đời vua

Triều Tây Sơn tồn tại được 25 năm (1778 - 1802) trải qua 3 đời vua bao gồm : Thái đức Hoàng đế - Nguyễn Huệ (1789 - 1792 ) và cảnh thịnh Hoàng đế (1793 - 1802 )
Từ đầu thời đại đồng thau, các bộ lạc người Việt đã định cư chắc chắn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Bấy giờ có khoảng 15 bộ lạc Lạc Việt sống chủ yếu ở miền trung du và đồng bằng Bắc Bộ, hàng chục bộ lạc Âu Việt sống chủ yếu ở miền Việt Bắc. Tại nhiều nơi, người Lạc Việt và người Âu Việt sống xen kẽ với nhau, bên cạnh các thành phần dân cư khác

Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời

Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, phát xít Nhật đầu hàng, nhân dân Việt Nam đã tiến hành thắng lợi cuộc cách mạng Tháng Tám năm 1945. Ngày 02/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn độc lập ở quảng trường Ba Ðình (Hà Nội), khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, nhân dân Việt Nam đã phải đương đầu với những âm mưu và hành động xâm lược của nhiều kẻ thù bên ngoài. Năm 1946, thực dân Pháp đã trở lại xâm lược Ðông Dương. Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Ðông Dương (tên của Ðảng Cộng Sản Việt Nam thời đó) và Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến hành cuộc kháng chiến, bảo vệ nền độc lập của mình. Chiến thắng Ðiện Biên Phủ lịch sử đã kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ lần thứ nhất của nhân dân Việt Nam. Với Hiệp định Genève (1954), độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đã được thế giới chính thức thừa nhận.

Sau khi Thực dân Pháp rút khỏi miền Bắc, nước Việt Nam vẫn bị chia cắt làm hai miền. Miền Bắc (từ vĩ tuyến 17 trở ra) là nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, bắt đầu công cuộc xây dựng đất nước. ở miền Nam, từ vĩ tuyến 17 trở vào gọi là Việt Nam Cộng hoà, vẫn diễn ra cuộc chiến tranh giữa một bên là nhân dân miền Nam và một bên là chính quyền Sài Gòn và quân đội Mỹ. Nhân dân Việt Nam một lần nữa phải chịu đựng một cuộc chiến tranh ác liệt trong gần 20 năm để giành lại độc lập dân tộc. Sau hiệp định Pari (1973), quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam. Với chiến thắng mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền Sài Gòn sụp đổ. Ðất nước Việt Nam hoàn toàn thống nhất, lấy tên là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thủ đô là Hà Nội. Dân tộc Việt Nam bắt tay vào khắc phục những hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh, xây dựng lại đất nước. Ngày nay, dân tộc Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới xây dựng và phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh.

Nguồn: Tổng cục du lịch

Bạn có biết ?

  • Sáng ngày 26 tháng 8 năm 1945, tại ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì cuộc họp của Thường vụ Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Thường vụ nhất trí chuẩn bị Tuyên ngôn độc lập và tổ chức mít tinh lớn ở Hà Nội để Chính phủ Lâm thời ra mắt nhân dân, cũng là ngày nước Việt Nam chính thức công bố quyền độc lập và thiết lập chính thể dân chủ cộng hòa.
  • Ngày 30 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh mời một số người đến góp ý cho bản Tuyên ngôn độc lập do Người soạn thảo.
  • Ngày 31 tháng 8 năm 1945, Hồ Chí Minh bổ sung thêm cho dự thảo Tuyên ngôn độc lập.
  • Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.