Thứ Sáu, 28 tháng 1, 2011

Interpol đến Việt Nam bàn chuyện chống buôn bán hổ trái phép

Hôm nay 2/12, tại Hà Nội, Đại diện một số tổ chức, hiệp ước quốc tế và các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam đã phối hợp tổ chức hai ngày hội thảo " Tăng cường các cơ chế quốc tế trong đấu tranh chống buôn bán trái phép hổ và các loài hoang dã khác".

Đại diện từ các tổ chức quốc tế lớn như Cảnh sát quốc tế (INTERPOL), Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc (UNODC), Ban Thư ký CITES quốc tế, Tổ chức Hải Quan Thế giới (WCO), Mạng lưới Thực thi Pháp luật về loài hoang dã ASEAN (ASEAN-WEN), Cơ quan Quản lý Vườn quốc gia Nam Phi, Tổ chức TRAFFIC - Chương trình tiểu vùng Sông Mê Kông, Hiệp hội bảo tồn loài hoang dã thế giới (WCS) sẽ họp cùng gần 30 đại diện từ các cơ quan thực thi pháp luật cấp Trung ương và một số tỉnh giáp biên giới của Việt Nam.

Các đại biểu tham gia hội thảo
Các đại biểu tham gia hội thảo

Hội thảo nhằm chia xẻ kinh nghiệm và tăng cường các mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực kiểm soát buôn bán các mẫu vật động vật, thực vật hoang dã trái phép xuyên biên giới.

Các cuộc thảo luận sẽ xoay quanh những biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát buôn bán động vật, thực vật hoang dã qua biên giới, đồng thời tham khảo ý kiến của các chuyên gia thực thi pháp luật về phòng chống các tội phạm quốc tế khác mà có liên quan tới buôn bán loài hoang dã trái phép như buôn bán ma túy và buôn người trên phạm vi toàn thế giới.

Tăng cường đấu tranh chống buôn bán Hổ là
Hội thảo sẽ tập trung vào nạn buôn bán trái phép Hổ

Hội thảo cũng là cơ hội để các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam và quốc tế trao đổi về những khó khăn và giải pháp trong công cuộc đấu tranh chống nạn buôn bán động thực vật hoang dã trái phép, hướng đến mục tiêu tăng cường các cơ chế hiện có nhằm kiểm soát hiệu quả hơn các hoạt động buôn bán trái phép loài hoang dã xuyên biên giới.

 

CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp) là thỏa thuận đa phương chủ yếu để kiểm soát việc buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã trên toàn thế giới.

Tiến sĩ Hà Công Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, cho biết: "Hội thảo này là một cơ hội tốt để các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam và các Tổ chức quốc tế chia xẻ kinh nghiệm và tăng cường phối hợp các nỗ lực nhằm đấu tranh chống nạn buôn bán trái phép mẫu vật động vật, thực vật hoang dã trên phạm vi toàn cầu trong khuôn khổ thực thi các hoạt động của ASEAN-WEN và CITES."



Tùng Anh

1 nhận xét:

Không biết ở Việt Nam còn bao nhiêu con hổ nhỉ.
Chắc không còn bao nhiêu
Google Plus SEO

Đăng nhận xét